Đánh giá về tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tền tại công ty cổ phần xi măng VICEM hải vân (Trang 88 - 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.7.Đánh giá về tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu

hàng và thu tiền tại công ty cổ phần xi măng VICEM Hải Vân

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền tại công, tác giả nhận thấy một số mặt tích cực như sau:

- Quy trình xem xét và ký kết hợp đồng bán hàng, quy trình thực hiện hoạt động bán hàng được công ty thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

- Mỗi khâu trong mỗi quy trình được thực hiện một cách cẩn thận, chặt chẽ. - Công ty sử dụng các phương thức thanh toán đa dạng; cung cấp hàng hóa đầy đủ, chính xác.

- Chứng từ được lập đầy đủ và được đánh số thứ tự trước khi sử dụng và tuân theo các quy định hiện hành, trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý.

- Công ty ứng dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho việc ghi chép và tính toán các số liệu kế toán cung cấp kịp thời thông tin theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo.

Tuy nhiên, do công tác tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền còn mang tính thủ công nên còn tồn tại những vấn đề sau:

- Công ty đã triển khai phần mềm FAST 2002 vào công tác hỗ trợ ghi chép và tính toán số liệu kế toán nhưng hạn chế của phần mềm này là chỉ được sử dụng trong phòng KT-TK-TC. Các phòng ban khác như phòng nhân sự, phòng tiêu thụ… sử dụng chương trình làm việc là các file excel rời rạc ,độc lập với nhau. Do vậy mà vấn đề liên kết thông tin giữa các phòng ban rất hạn chế và mang tính thủ công. Nguyên nhân của vấn đề này là do việc thiết kế phần mềm.

- Hiện tại công ty đang tổ chức quy trình bán hàng và thu tiền theo hướng ký kết hợp đồng bán hàng xong rồi bắt đầu mới xem xét tồn kho và mức dư nợ và đưa ra quyết định có đồng ý giao hàng cho khách hàng không. Tác giả thấy quy trình này chưa khoa học. Vì khi ký hợp đồng với khách hàng xong là công ty và khách hàng đã ràng buộc với nhau về mặt pháp lý. Nếu sau này khách hàng có vấn đề về thanh toán và công ty quyết định không giao hàng và tiến hành hủy hợp đồng thì nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ mua bán giữa hai bên và ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường.

Đi vào từng nội dung cụ thể trong chu trình bán hàng và thu tiền, ta thấy còn những tồn tại sau đây:

a. T chc d liu và mã hóa các đối tượng qun lý trong chu trình

bán hàng và thu tin ti công ty

Việc xây dựng bộ mã, danh mục từ điển chưa đầy đủ. Mã khách hàng và mã hàng hóa được thiết kế chưa phù hợp với công tác quản lý. Tập tin danh mục thiếu nhiều thông tin quan trọng như danh mục hàng hóa thiếu số

lượng tồn kho tối thiểu, số lượng tồn kho tối ưu và số lượng tồn kho hiện tại, … Nguyên nhân của vấn đề này là do cán bộ quản lý chưa tìm hiểu kỹ đặc

điểm của hàng hóa và khách hàng nên khi truyền tải cho lập trình viên phần mềm thì họ thiết kế không như mong muốn.

b. T chc thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tin

- Đối với hoạt động bán hàng

+ Khi công ty tiến hành xem xét và đánh giá khách hàng để

quyết định ký hợp đồng thì công ty chỉ tìm hiểu thông tin trên thị trường của công ty đó chứ không tìm hiểu thông tin trực tiếp tại công ty đó.

+ Mẫu đơn đặt hàng của công ty khá đơn giản và mỗi khách hàng cũng tự thiết kế đơn đặt hàng cho mình mà không sử dụng mẫu của công ty. Nếu như chương trình được thiết kếđể có thể nhập được đơn đặt hàng thì đơn

đặt hàng như vậy nhập vào sẽ không cung cấp đầy đủ thông tin để truy xuất dữ liệu về khách hàng.

+ Phiếu giao hàng được lập cho mỗi xe hàng một phiếu. Như vậy trong một ngày mỗi khách hàng có thể được lập nhiều phiếu giao hàng nếu họ

mang nhiều xe đến chở hàng. Điều này là không cần thiết.

+ Nhân viên bán hàng kiêm nhiều chức năng như tìm hiểu thị

trường, tìm hiểu thông tin khách hàng, nhận phiếu yêu cầu nhận hàng, kiểm tra tồn kho và mức dư nợ, lập hóa đơn bán hàng.

- Đối với hoạt động quản lý công nợ và thu tiền

+ Khi khách hàng gửi phiếu yêu cầu nhận hàng đến công ty để

yêu cầu nhận hàng. Nếu khách hàng còn nợ tiền hàng thì nhân viên bán hàng sẽ yêu cầu khách hàng trả tiền nợ cũ rồi mới chấp nhận giao hàng. Như vậy ở

công ty chưa có “ hạn mức tín dụng” cho khách hàng để quy định khách hàng

được nợ bao nhiêu là tối đa. Việc xem xét khả năng bán hàng tiếp tục cho khách hàng chỉ dựa trên việc nhìn nhận mang tính kinh nghiệm của nhân viên bán hàng mà chưa có cơ sở khoa học cụ thể.

+ Báo cáo sản lượng tồn kho hằng ngày và báo cáo tổng hợp nhận hàng và thanh toán của khách hàng đều được lập trên những file excel rời rạc và được in ra để gửi cho phòng tiêu thụ vào đầu mỗi ngày một cách thủ công gây ra sự chậm trễ cho việc xử lý hoạt động bán hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT LUN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng VICEM Hải Vân, đặc điểm sản phẩm, khách hàng, cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức kế toán của công ty. Qua phân tích thực trạng tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty, tác giả đưa ra một số nhận xét sau:

- Tổ chức thông tin kế toán tại công ty đã đáp ứng một số yêu cầu quản lý và tuân thủ các chế độ báo cáo theo quy định. Tuy nhiên thông tin chia sẻ

giữa các bộ phận còn mang tính thủ công, rời rạc, tốn thời gian khi giải quyết các công việc.

- Việc mã hóa dữ liệu chưa thống nhất, đồng bộ, việc tổ chức dữ liệu còn thiếu một số thông tin quan trọng.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty thì việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý là nhiệm vụ cấp bách

được đặt ra, nhằm hạn chế khối lượng công việc và dữ liệu lưu trữ, giảm chi phí là vấn đề mà công ty cần quan tâm. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền một cách bài bản để ghi nhận hàng chính xác, kiểm tra được hạn mức tín dụng của khách hàng và lượng hàng sẵn có, ghi nhận doanh thu, tình hình công nợ, xuất hóa đơn chính xác. Xây dựng quy trình bán hàng một cách bài bản, kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bán hàng nhằm đạt được tỷ lệ thu hồi tiền bán hàng cao nhất. Những vấn đề này sẽđược thảo luận trong chương 3. Trong chương 3, tác giả sẽ đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty được tốt hơn nhằm phục vụ

hiệu quả cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng tại công ty.

CHƯƠNG 3

MT S GII PHÁP HOÀN THIN T CHC THÔNG TIN

K TOÁN TRONG CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIN

TI CÔNG TY XI MĂNG HI VÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tền tại công ty cổ phần xi măng VICEM hải vân (Trang 88 - 93)