Định phí kiểm soát được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán quản trị chi phí tại viễn thông đăk nông (Trang 108)

4 Lợi nhuận kiểm soát được

(4= 1- 2 - 3) 6.481 11.945 5.464 84%

5 Định phí không kiểm soát

được 7.866 7.866 0 0%

6 Lợi nhuận thuần

(6 = 4 – 5) -1.385 4.079 5.464 595%

Trong đó:

Số dư đảm phí theo thuê bao 39.092 45.131 6.039 15%

Để xác định được kết quả kinh doanh theo từng loại dịch vụ thì tại giải pháp 2 mục 3.3.3 về tổ chức chi phí thực hiện phải được phân loại cụ thể từ kế toán chi tiết để có cơ sở lên báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dịch vụ sẽ được xác định theo bảng sau:

Bảng 3.9. Báo cáo Kết quả lợi nhuận kinh doanh theo dịch vụ STT Chỉ tiêu Dịch vụ A Tỷ lệ % Dịch vụ Tỷ lệ % 1 Doanh thu 2 Tổng biến phí

2.1 Biến phí theo thuê bao

2.2 Biến phí theo doanh thu

3 Định phí kiểm soát được

4 Lợi nhuận kiểm soát được (4= 1- 2 - 3)

5 Định phí không kiểm soát được

6 Lợi nhuận thuần (6 = 4 – 5)

Trong đó:

Số dư đảm phí theo thuê bao Dựa theo bảng 3.9 nhà quản trị có thể có quyết định tiếp tục kinh doanh dàn trải hay tập trung dịch vụ sinh lời cao.

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 3.4.1. Về phía đơn vị quản lý cấp trên

Trong công tác lập dự toán nên giao quyền chủ động cân đối giữa các khoản mục chi phí cho Viễn thông Đắk Nông và nên xây dựng và đánh giá chi phí thực hiện theo cách ứng xử.

3.4.2. Về phía doanh nghiệp

Phân cấp mô hình quản lý rõ ràng để hình thành các trung tâm trách nhiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập và xử lý thông tin phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung Chương 3 này tiếp tục khẳng định kế toán quản trị chi phí đang là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Căn cứ những thực trạng trong nghiên cứu ở chương 3, tác giả đã tiến hành đánh giá trên hai phương diện: những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại đồng thời phân tích và rút ra một số nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn chế trên.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các quan điểm định hướng về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí bao gồm:

- Các giải pháp về lập dự toán chi phí

- Các giải pháp về Tổ chức chi phí thực hiện

- Các giải pháp về kiểm soát chi phí và ra quyết định.

Trong chương này, tác giả cũng đưa ra những đề xuất về phía đơn vị cấp trên của doanh nghiệp và chính doanh nghiệp để đảm bảo các điều kiện thực hiện những giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Ngành Viễn thông Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sắp tới khi Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương). Kiểm soát tốt chi phí là một giải pháp sống còn cho các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam cũng như Tập đoàn VNPT nói chung và Viễn thông Đắk Nông nói riêng để tồn tại và phát triển vững chắc. Kế toán quản trị chi phí được nhận thức như một công cụ tất yếu giúp các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp kiểm soát chi phí và ra quyết định.

Theo mục tiêu đặt ra, luận văn đã thực hiện được các nội dung sau: Nghiên cứu đồng bộ ba nội dung quan trọng của kế toán quản trị chi phí, luận văn chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết về kiểm soát chi phí giữa quá khứ (chi phí thực hiện), hiện tại (phân tích chi phí) và tương lai (dự toán chi phí).

Trên cơ sở lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, luận văn tập trung làm rõ vai trò của kế toán quản trị chi phí đối với quản trị doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kiểm soát chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Luận văn khẳng định sự tồn tại mối quan hệ giữa kế toán quản trị chi phí và hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Đó là kế toán quản trị chi phí tạo nên một kênh thông tin quản trị hữu ích đối với nhà quản trị trong môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi, một hệ thống thông tin minh bạch về trách nhiệm nội bộ của doanh nghiệp trong điều hành và quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian, hoàn cảnh có hạn nên tác giả chưa mở rộng nghiên cứu theo hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận có liên quan đối với các loại chi phí tại Viễn thông Đắk

Nông. Chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường và đánh giá trách nhiệm một cách triệt để.

Tổng kết lại những gì đã làm được và chưa làm được, tác giả luận văn hy vọng được và sẽ đóng góp sức lực của mình vào công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Các trang Web của Bộ Tài chính, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

[2]. Ngô Thế Chi (2006), Kế toán quản trị và các tình huống cho nhà quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê.

[3]. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê

[4]. Phạm Văn Dược & TS Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ sở vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính.

[5]. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác Tài chính Kế toán của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – NXB Bưu điện.

[6]. Trần Xuân Nam (2015), Kế toán tài chính (tập 1), Nhà xuất bản tài chính [7]. Võ Văn Nhị, Đoàn Ngọc Quế, Lý thị Bích Châu (2001), Hướng dân lập –

đọc – phân tích Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.

[8]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Quy định cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp (tập 1, 2, 3, 4), NXB thông tin và truyền thông.

[9]. Thư viện trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ. Tiếng Anh

[10]. Hanson&Mowen (1997), “Cost Management: Accounting anh Control”,

SouthWestern College Publishing, Cincinnati. [11]. Kuln, M (1990), Từ điển kinh tế, Hamburg.

[12]. Haberstock (1984), Cost Accounting 1, Hamburg.

[13]. Institute of Management Accountants (1983), “Statements on Management Accounting Number 2: Management Accounting Terminology”, Montvale,N.J.: NAA, 1 June 1983.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán quản trị chi phí tại viễn thông đăk nông (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)