8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2011 thực hiện thống nhất kinh doanh Viễn thông-công nghệ thông tin theo địa giới hành chính cấp tỉnh, kể từ 01/07/2011 Viễn thông Đắk Nông được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viễn thông Đắk Lắk – Đắk Nông theo địa giới hành chính. Viễn thông Đắk Nông là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đảm nhận cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Viễn thông Đắk Nông được tách và thành lập theo quyết định số 107/QĐ-HĐTV-TCCB ngày 13/06/2011 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Viễn thông Đắk Nông đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tên doanh nghiệp : Viễn thông Đắk Nông.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 6400232101 do Sơ kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Nông cấp ngày 02/08/2011.
Tên giao dịch : VNPT Đắk Nông.
Trụ sở : Số 01 Huỳnh Thúc Kháng, thị xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông.
Điện Thoại : 05013542222 Fax : 05013546666 Email : vnptdaknong@vnpt.vn
Webside : http://www.vnptdaknong.vn
Viễn thông Đắk Nông là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tập đoàn VNPT, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ viễn thông liên hoàn, thống
nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tập đoàn VNPT giao.
Viễn thông Đắk Nông có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có quyền tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp của Tập đoàn VNPT, chịu trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp khác về dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin của Viễn thông Đắk Lắk-Đắk Nông cũ theo quy định của pháp luật.
Kế thừa và phát huy thành tích đã đạt được của ngành, Viễn thông Đắk Nông luôn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được giao; Đồng thời khẳng định vị thế là doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng đầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, cùng tỉnh và đất nước vững bước đi lên trong quá trình hội nhập và phát triển.
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Viễn thông Đắk Nông
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính:
- Kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT (dịch vụ điện thoại cố định, Gphone, Internet MegaVNN, Fiber cáp quang, truyền hình MyTV, di động Vinaphone,…).
- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư thiết bị VT-CNTT. - Thi công lắp đặt, bảo dưỡng công trình VT-CNTT.
- Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo. - Kinh doanh các dịch vụ truyền thông.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG CHÍNH TẠI VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Viễn thông Đắk Nông
Ban giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng KHKD& ĐT XDCB Phòng Tài chính kế toán Phòng Mạng dịch vụ Trung tâm kinh doanh Trung tâm điều hành thông tin Các Trung tâm Viễn thông huyện, thị
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Viễn thông Đắk Nông
Sau đây là nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể trong toàn Viễn Thông Đắk Nông.
a. Ban Giám đốc
Có Giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật. Cụ thể:
- Giám đốc: Là người giữ trọng trách theo dõi, quản lý, điều hành và duy trì hoạt động của Viễn Thông Đắk Nông. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và trước pháp luật.
- Phó giám đốc Kỹ thuật: Là người được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ viễn thông, kỹ thuật liên quan đến hoạt động tại đơn vị.
- Phó giám đốc Kinh doanh: Là người được giám đốc ủy quyền điều hành các vấn đề liên quan đến việc mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng, giao dịch, đàm phán với các phía đối tác và khách hàng. Đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm kinh doanh.
b. Phòng Mạng dịch vụ
Cóchức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Viễn thông tỉnh quản lý, điề ạch, phát triển và tối ưu mạng lưới, thiết bị, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị, dịch vụ, khoa học – công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất của Viễn thông tỉnh; Quản lý chất lượng mạng và các dịch vụ VT- CNTT, cung cấp dịch vụ CNTT.
c. Phòng Tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Viễn thông tỉnh quản lý, điề ổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương - chính sách xã hội, an toàn – bảo hộ lao động, môi trườ
chính, quản trị, tổng hợp, thi đua, truyền thống, đối ngoại, thanh tra, bảo vệ trong toàn Viễn thông tỉnh.
d. Phòng Kế hoạch kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản:
Tham mưu giúp Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác chăm sóc khách hàng – kinh doanh tiếp thị các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, các sản phẩm khác được Tập đoàn cho phép kinh doanh.
Tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản trên toàn đơn vị.
e. Phòng Tài chính kế toán
Phòng kế toán tài chính có chức năng giúp Giám đốc quản lý các nguồn vốn, tài sản, vật tư của Viễn thông Đắk Nông. Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính kế toán,
thống kê, tài chính, hạch toán trong phạm vi toàn Viễn thông Đắk Nông theo đúng luật kế toán, luật thống kê của nhà nước và quy chế tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Viễn thông Đắk Nông.
f. Trung tâm điều hành thông tin
Có chức năng xây dựng, quản lý, khai thác mạng lõi; quản lý, điều hành chất lượng cung cấp dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin (VT- CNTT) trong toàn Viễn thông Đắk Nông.
g. Trung tâm kinh doanh
Có chức năng về tổ chức, quản lý và thực hiện công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, truyền thông, thương hiệu, tính cước, in cước, thu cước các dịch vụ Viễn thông – Công nghệ Thông tin trong toàn Viễn thông tỉnh.
h. Các Trung tâm viễn thông
Có chức năng tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị: Dàn MDF, hầm cáp, cống cáp, tủ cáp, tủ tiếp cận thuê bao, cáp, tập điểm, mối nối, trụ điện thoại, trạm BTS, … (sau đây gọi là mạng ngoại vi); máy nắn, ắc quy, máy phát điện, ổn áp,…(sau đây gọi là các thiết bị nguồn điện); máy lạnh, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, hệ thống chống trộm, hệ thống ánh sáng, hệ thống tiếp tất chống sét,.. (sau đây gọi là các thiết bị phụ trợ) và các thiết bị đầu cuối thuê bao, các vật tư, tài sản, công cụ, dụng cụ theo phân cấp; Tổ chức khảo sát, lập dự toán thiết kế thi công lắp đặt: các dịch vụ Viễn thông – công nghệ thông tin; các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mạng ngoại vi.
Qua sơ đồ bộ máy quản lý ở trên thì tại Viễn thông Đắk Nông được phân thành hai cấp quản lý cơ bản như sau:
Cấp cao nhất: Bao gồm ban Giám đốc Viễn thông Đắk Nông và các phòng ban ở văn phòng Viễn thông Đắk Nông có chức năng tham mưu cho
Ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Viễn thông Đắk Nông.
Cấp thứ hai: Là các Trung tâm trực thuộc thuộc quyền quản lý của Viễn thông Đắk Nông. Dưới các trung tâm này được tổ chức các phòng ban, tổ đội để giúp Giám đốc các trung tâm thực hiện các chiến lược mà Viễn thông Đắk Nông giao cho.
Ở văn phòng Viễn thông Đắk Nông:
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã được giao. Gia tăng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngành.
Lập và trình kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và trong 5 năm tiếp theo, định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Bảo vệ được quan điểm về các chỉ tiêu và hướng phát triển đó trước Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam.
Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Viễn Thông Đắk Nông. Như vấn đề về phát triển khách hàng, tiền lương, tuyển dụng cán bộ công nhân viên, các khoản đầu tư....
Có quyền điều động toàn bộ tài sản, tuyển thêm nhân viên trong nội bộ Viễn thông Đắk Nông để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh toàn tỉnh. Được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ủy quyền cho Giám đốc Viễn thông Đắk Nông duyệt chi các khoản đầu tư dưới 100 triệu đồng, và tổng các khoản đầu tư trong năm không vượt quá chi phí đã dự toán. Nếu mức đầu tư lớn hơn 100 triệu đồng thì cần phải được sự cho phép của Tập đoàn.
Cấp vốn cho các đơn vị trực thuộc để các đơn vị đó hoạt động có hiệu quả như: Vốn về đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chửa trang thiết bị, chăm sóc khách hàng, tiền lương....
Nộp ngân sách nhà nước các loại thuế thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh do Viễn thông Đắk Nông quản lý: Như thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Phê duyệt các quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc.
Phê duyệt các công trình xây dựng cơ bản thuộc các nguồn vốn khấu hao, vốn Tập đoàn, cũng như các định hướng phát triển của toàn Viễn thông Đắk Nông dưới quyền hạn được Tập đoàn cho phép.
Phân phối quỹ khen thưởng, tiền lương sau khi hoàn thành chỉ tiêu đối với tập đoàn và nhà nước.
Ở các đơn vị Viễn thông trực thuộc: Bao gồm 6 Trung tâm Viễn thông đóng chân trên các địa bàn huyện thị, Trung tâm điều hành thông tin, Trung tâm Kinh doanh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Viễn thông Đắk Nông.
Được quyền sử dụng con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng riêng để giao dịch với khách hàng.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn thông Đắk Nông, và trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị.
Được cấp vốn, quyền hạn, trách nhiệm kèm theo đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị của mình.
Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sữa chửa mạng viễn thông trên địa bàn của từng đơn vị.
Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu điều hành của Viễn thông Đắk Nông.
Kinh doanh các thiết bị Viễn thông, cho thuê tài sản, thiết bị, theo phân cấp của Viễn thông Đắk Nông.
Ngoài ra thông qua tìm hiểu tình hình thực tế thì tại Viễn thông Đắk Nông việc phân quyền hạn, và lập kế hoạch mới chỉ dừng lại tại các Viễn
thông trực thuộc. Chứ chưa đi sâu, đi sát vào các phòng ban, tổ, đội kinh doanh tại các đơn vị đó.
- Về việc lập kế hoạch
Lập và trình duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 5 năm tiếp theo rồi trình lên Viễn thông Đắk Nông phê duyệt. Viễn thông Đắk Nông căn cứ các chỉ tiêu Tập đoàn giao cho toàn đơn vị trong năm, xác định tình hình kinh doanh cụ thể từng khu vực trong năm trước, sau đó sẽ giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, căn cứ trên kế hoạch kinh doanh trong năm được các đơn vị trình lên và đã có sự chỉnh sửa ở các khoản mục cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Về quản lý, sử dụng vốn và tài sản
Các Trung tâm trực thuộc được Viễn thông Đắk Nông giao quyền quản lý và sử dụng tài sản, có trách nhiệm sử dụng tài sản đó một cách có hiệu quả, đúng mục đích, mang lại lợi ích kinh tế. Lập kế hoạch sửa chửa, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản. Các đơn vị này không có quyền trong việc mua sắm các tài sản cố định để mở rộng kinh doanh, các khoản trích khấu hao tài sản định kỳ được Viễn thông Đắk Nông phân bổ về cho từng đơn vị trực thuộc.
Đối với việc mua nguyên vật liệu, các khoản đầu tư thì tại các đơn vị trực thuộc không được vượt quá 20 triệu đồng trên một lần, nếu vượt quá thì phải đề xuất lên Giám đốc Viễn thông Đắk Nông phê duyệt. Và trong năm các khoản đầu tư, nguyên vật liệu đó không được vượt quá so với dự toán đã được duyệt.
- Phân cấp quản lý về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Về quản lý doanh thu: Viễn thông Đắk Nông giao kế hoạch doanh thu cụ thể từng năm cho các đơn vị. Cuối tháng thì các đơn vị trực thuộc này phải
lập báo cáo chi tiết về các khoản doanh thu đạt được gửi về cho văn phòng Viễn thông Đắk Nông.
Về quản lý chi phí: Các đơn vị trực thuộc được quyền quản lý tất cả các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị của mình. Cuối mỗi tháng, các đơn vị này phải lập bảng tổng hợp chi tiết các khoản chi phí đã sử dụng gửi về văn phòng Viễn thông Đắk Nông để tiện cho việc theo dõi và quản lý.
Về phân phối lợi nhuận: Vì là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Viễn thông Đắk Nông nên tại các đơn vị này không có quyền hạn trong việc xác định kết quả và phân phối lợi nhuận cũng như thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, mà tất cả được tập trung tại Viễn thông Đắk Nông.
2.2.2. Mô hình tổ chức kế toán tại Viễn thông Đắk Nông
Kế toán trưởng Thủ kho, thủ quỹ Kế toán XDCB, TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán Doanh thu, thuế Phòng Tài chính kế toán Trung tâm kinh
doanh Kế toán Trung tâm
điều hành thông tin
Kế toán Các Trung Viễn thông huyện,
thị Kế toán
Tổng hợp
Kế toán phần hành
Phối hợp với phân cấp quản lý, bộ máy kế toán tại Viễn thông Đắk Nông được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Với mô hình này, bộ máy kế toán của Viễn thông Đắk Nông sẽ được phân thành kế toán tại văn phòng Viễn thông Đắk Nông, và kế toán tại các đơn vị trực thuộc.
Kế toán toán tại văn phòng Viễn thông Đắk Nông có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chính văn phòng Viễn thông Đắk Nông. Quản lý và kiểm tra kế toán tại các đơn vị phụ thuộc. Tổng hợp chi phí, doanh thu ở các đơn vị trực thuộc và chi phí phát sinh tại văn phòng Viễn thông Đắk Nông để xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn Viễn thông Đắk Nông.
Tại các đơn vị trực thuộc do có quy mô lớn, nên cần phải có thông tin kế toán để phục vụ trực tiếp cho nhà quản lý. Vì vậy các đơn vị này được phân công thực hiện công tác kế toán đầy đủ và hình thành bộ máy kế toán riêng ở các đơn vị này.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức công tác kế toán tại văn phòng Viễn thông Đắk Nông, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc