Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dịch vụ và vận tải ô tô số 6 (Trang 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.4. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

a. Đánh giá thành qu ca trung tâm chi phí

Cần phân biệt làm hai dạng là trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí linh hoạt. Thông tin chủ yếu sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trịđối với bộ phận do mình phụ trách.

Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thời

đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không được vượt quá chi phí định mức. Do

đó, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của loại trung tâm này, ta cần đánh giá hai nội dung cơ bản sau:

Chỉ tiêu đo lường được sử dụng đểđánh giá:

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán

Ngoài ra, ta còn phải phân tích biến động để xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí:

Biến động về giá = (Giá thực tế - Giá dự toán) x Lượng thực tế

Trung tâm chi phí được xem là kiểm soát và đáp ứng được mục tiêu của tổ chức khi chênh lệch về chi phí nhỏ hơn hoặc bằng không (0). Ngược lại, nếu xuất hiện một chênh lệch dương là dấu hiệu bất lợi, dấu hiệu này có thể

bắt nguồn từ những tác động bất lợi từ tình hình sản xuất, tình hình cung ứng vật tư, lao động, dịch vụ, tình hình điều hành của nhà quản lý trung tâm chi phí và đôi khi là những sai sót bất cẩn. Khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí, điều mà người quản lý cần quan tâm là việc giải thích nguyên nhân nhằm tìm ra những khó khăn để khắc phục khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của tổ chức.

b. Đánh giá thành qu ca trung tâm doanh thu

Trách nhiệm của nhà quản trịở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm soát.

Chỉ tiêu cơ bản được sử dụng đểđánh giá:

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán Theo đó, ta sẽđối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với dự toán của bộ

phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán doanh thu, trên cơ sở đó phân tích chênh lệch doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.

Trung tâm doanh thu được xem là đạt được thành quả tài chính trong việc đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức khi đạt được mức chênh lệch doanh thu lớn hơn hoặc bằng không (0), ngược lại nếu là các dấu hiệu âm thì

đây là điều bất lợi. Dấu hiệu này thể hiện một số biến cố bất thường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu thụ về mặt số lượng sản phẩm, giá cả, chính sách tiêu thụ tại trung tâm. Thông thường đây là những biến cố phức tạp ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố khách quan như tình hình thị

trường, chính sách kinh tế của nhà nước, chính sách tiêu thụ của công ty… do đó cần phải xem xét cụ thể nguyên nhân từđâu để từđó tìm ra giải pháp khắc phục.

c. Đánh giá thành qu ca trung tâm li nhun

Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí phát sinh tương ứng với doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, cần xác định chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch được giao. Chỉ tiêu đánh giá như sau:

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Khi đánh giá chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận dự

toán ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động lợi nhuận, các nhân tố đó có thể là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá thành sản xuất của sản phẩm, giá bán sản phẩm, kết cấu mặt hàng tiêu thụ, thuế suất…

Nếu thành quả của trung tâm lợi nhuận đạt dấu dương thì đây là một dấu hiệu tích cực, và ngược lại khi chênh lệch lợi nhuận mang dấu âm thì đó là dấu hiệu bất lợi mà nhà quản lý cần phải giải thích.

d. Đánh giá thành qu ca trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư với cương vị là cấp quản lý cao nhất, có đầy đủ quyền hạn để ra quyết định đầu tư trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Những quyết

định đầu tư của trung tâm sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như: tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI).

vTỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)

trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp với quy mô vốn khác nhau, để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từđó làm cơ sởđánh giá thành quả quản lý.

Bên cạnh đó còn sử dụng ROI để tìm ra nhân tố tác động đến hiệu quả

quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ

cấu vốn đầu tư.

Tỷ suất hoàn vốn đầu tư có thể chi tiết qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh thu. Nếu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng và các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ

lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ tăng.

Số vòng quay vốn phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng vốn, thể hiện một

đồng vốn đầu tư thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Số vòng quay vốn tăng mà những yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ hoàn vốn đầu tư sẽ tăng. Tỷ lệ hoàn vốn ROI Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu Tỷ lệdoanh thu trên vốn Lợi nhuận Doanh thu Doanh thu Vốn đầu tư Doanh thu Chi phí hoạt động Vốn ngắn hạn Vốn dài hạn = x = _ = +

Như vậy, công thức tính ROI đã kết hợp nhiều lĩnh vực trách nhiệm của người quản lý thành một chỉ tiêu. Chỉ tiêu ROI được dùng để so sánh quá trình hoàn vốn giữa các trung tâm đầu tư khác nhau, cũng như giữa các bộ

phận khác nhau trong công ty.

vLãi thặng dư (RI)

Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp, được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí sử

dụng vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay doanh nghiệp.

Mục tiêu của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang lại là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ số RI còn cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không, mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sởđể quyết định.

Công thức tính lãi thặng dư:

Lãi thặng dư RI = Lợi nhuận trung tâm đầu tư – Chi phí vốn sử dụng Chi phí vốn sử dụng = Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư x Tỷ lệ lãi suất Chi phí sử dụng vốn là những chi phí mà trung tâm đầu tư phải bỏ ra để

có được vốn đầu tư. Tỷ lệ lãi suất do doanh nghiệp quy định trong từng thời kỳ nhưng ít nhất phải lớn hơn lãi suất nợ vay. Tỷ lệ lãi suất này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu.

Ký hiệu : ROIhh : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hiện hành ROItt : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu Ta có :

Lợi nhuận của trung tâm đầu tư = Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư x ROIhh

Chi phí vốn sử dụng = Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư x ROItt Từ các công thức trên ta có :

RI = ( ROIhh - ROItt ) x Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư

Chi phí sử dụng vốn (R) = Vốn sử dụng x Lãi suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu RI là con số tuyệt đối, nó sẽ cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có

được lợi nhuận trên.

Tóm lại, cả ROI và RI đều có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầu tư. ROI có thể không đảm bảo tính thống nhất mục tiêu hoạt động của tổ chức. Sử dụng RI thì không đảm bảo tính hợp lý trong việc so sánh hiệu quả của các trung tâm đầu tư có quy mô khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng phối hợp hai phương pháp đánh giá này. Ngoài ra những chỉ tiêu đánh giá khác, bao gồm cả những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (như mức tăng trưởng doanh thu, thị

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị, đó là một công cụ để đánh giá thành quả quản lý của các cấp quản trị một cách

đúng đắn và đầy đủ. Qua đó giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư một cách hiệu quả. Trước những yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải chủ động sáng tạo mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm phát huy sức mạnh để cạnh tranh trong tình hình mới. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tổ chức công tác kế toán cho phù hợp theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho quản trị doanh nghiệp.

Chương 1 giới thiệu tổng quát một số kiến thức cơ bản về kế toán trách nhiệm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo. Trong một tổ chức phân quyền có thể chia thành 4 trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mỗi trung tâm sẽ tương ứng với một cấp quản trị thích hợp, phụ thuộc vào quyền kiểm soát của nhà quản trị đối với trung tâm đó. Tùy theo từng trung tâm, kế toán trách nhiệm sẽ có những công cụ, chỉ tiêu thích hợp đểđánh giá thành quả của nó, nhưng về cơ bản những công cụ, chỉ tiêu này được hướng đến đánh giá về

mặt lượng nhằm đo lường vai trò, vị trí, quy mô đóng góp của mỗi trung tâm với mục tiêu chung của tổ chức và đánh giá về mặt chất, mặt hiệu suất nhằm

đo lường trình độ của các trung tâm trong mục tiêu chung của tổ chức.

Việc đánh giá đầy đủ, chính xác thành quả quản lý của các cấp quản trị

sẽ giúp doanh nghiệp có được các thông tin quan trọng trong việc đưa ra các phương thức hiệu quả nhất hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Đây chính là tiền đề để tìm hiểu về thực trạng kế toán trách nhiệm và phương hướng hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần dịch vụ & vận tải ô tô 6.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 6

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & VẬN

TẢI Ô TÔ SỐ 6

Công ty cổ phần dịch vụ& vận tải ô tô 6 là công ty cổ phần làm nhiệm vụ kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ và tổ chức dịch vụđại lý vận tải

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần dịch vụ& vận tải ô tô số 6

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Service and transportation joint stock company N06

Địa chỉ trụ sở chính: 75 Nguyễn Lương Bằng- phường Hòa Khánh- Quận Liên Chiểu- TP Đà Nẵng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dịch

vụ & vận tải ô tô số 6

Công ty cổ phần dịch vụ & vận tải ô tô số 6 là công ty cổ phần chủ yếu làm nhiệm vụ kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ và tổ chức dịch vụđại lý vận tải tại mọi miền trên cả nước.

Tiền thân của công ty cổ phần dịch vụ & vận tải ô tô 6 hôm nay là xí nghiệp hàng quá cảnh C5 và C15 thuộc vận tải “C” cục đường bộ Việt Nam, chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa của cộng đồng quốc tế quá cảnh sang Việt Nam, giúp đỡ nhân dân các bộ tộc Lào, Campuchia. Hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị không vì mục đích kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận.

Năm 1983 để phù hợp với điều kiện trong nước và khu vực, Bộ giao thông vận tải có quyết định số 773/QĐ-TCCB ngày 11/4/1983 cho phép đổi

tên xí nghiệp hàng quá cảnh C15 thành công ty vận tải ô tô 6 là đơn vị hạch toán nội bộ thuộc tổng công ty vận tải hàng quá cảnh Việt Nam.

Đầu năm 1986, năm đầu tiên thực hiện công cuộc đổi mới với việc sáp nhập tổng công ty vận tải hàng quá cảnh Việt Nam và tổng công ty vận tải Việt Nam, đổi tên thành hội liên hiệp các xí nghiệp vận tải ô tô số 6. Bộ qiao thông vận tải có quyết định số 531- QĐ/TCCB ngày 10/3/1986 đổi tên công ty vận tải ô tô 6 thành xí nghiệp vận tải ô tô 6, đồng thời sát nhập thêm xí nghiệp vận tải hàng quá cảnh C5 (lúc bấy giờ thuộc công ty vận tải ô tô số 5) vừa được chuyển từ Vinh về thị xã Đông Hà- Quảng Trị nhằm tăng cường lực lượng vận chuyển hàng quốc lộ 9 kéo dài tuyến hoạt động đến Viêng Chăn- Lào.

Trong những năm đầu thập niên 90, với sự ra đời của nghị định số 383 ngày 20/11/1991 vềđịnh hướng phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế nước ta có những chuyển biến sâu sắc theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh từ

nhiều thành phần kinh tế bắt đầu gay gắt. Trong thời gian đó liên hiệp các xí nghiệp vận tải ô tô Việt Nam giải thể, cũng như các xí nghiệp vận tải khác – xí nghiệp vận tải ô tố số 6 đã làm đơn xin thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Ngày 8/3/1993 bộ giao thông vận tải có quyết định số 343/ QĐ – TCCB- LĐ cho phép đổi tên xí nghiệp vận tải ô tô số 6 thành công ty vận tải ô tô số 6 thuộc quản lý của cục đường bộ Việt Nam- là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập và được trọng tài kinh tế Quảng Nam- Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh số 104001 ngày 24/3/1993

Đến nay, công ty cổ phần dịch vụ & vận tải ô tô số 6 được thành lập theo quyết định số 3804/ QĐ- BGTVT , ngày 9/12/2004 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án chuyển công ty vận tải ô tô số 6 thuộc cục

đường bộ Việt Nam thành công ty cổ phần, là đơn vị có tư cách pháp nhân, theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chếđộ hạch toán độc lập, có con dấu riêng

và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và

được sở kế hoạch và đầu tư thành phốĐà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vận tải số 32030000869 ngày 01/02/2006.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dịch vụ và vận tải ô tô số 6 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)