7. Kết cấu của luận văn
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Từ thực trạng công tác quản lý NSNN của huyện Đăk R’Lấp trong thời gian qua, để công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý Ngân sách địa phƣơng của huyện đạt đƣợc hiệu quả cao hơn, tác giả xin nêu một số kiến nghị sau:
3.3.1. Kiến nghị vớ ơ qu n quản lý n à nƣớcở trun ƣơn
Để hoạt động quản lý NSNN tại các địa phƣơng đƣợc thực hiện có hiệu quả, hiệu lực thì các cơ quan QLNN ở trung ƣơng cần nhanh chóng tập trung: - Xây dựng môi trƣờng pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và không khoan nhƣợng. Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối các nguồn tài chính. Do đó, hoàn thiện luật tài chính đƣợc xem là điều kiện cần để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lƣ kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện luật tài chính đƣợc xem xét dƣới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cƣờng pháp chế tài chính trong đời sống KT-XH.
- Trong hệ thống luật tài chính, cần chú trọng hoàn thiện Luật NSNN vì đây là luật tài chính cơ bản.
khoan nhƣợng trong việc bảo vệ luật pháp nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng.
- Một trong những khó khăn khiến luật chậm đi vào đời sống KT-XH là các văn bản dƣới luật còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở những điểm: thời gian, quy định hƣớng dẫn,… Vì vậy, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý còn bao gồm nâng cao năng lực ban hành văn bản pháp lý của bộ máy hành pháp.
Với việc xây dựng đƣợc hành lang pháp lý sẽ giúp cho các hoạt động quản lý NSNN nói chung và chi NSNN tại các địa phƣơng đi vào quy củ, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Nhà nƣớc.
3.3.2. Kiến nghị với tỉn Đă Nôn
Để quản lý hiệu quả NSNN các địa phƣơng trong toàn tỉnh, trong đó có huyện Đăk R’Lấp trong thời gian tới tỉnh Đăk Nông cần:
- Xây dựng cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách ổn định trong khoảng thời gian 5 năm. Mạnh dạn phân cấp các nguồn thu và tỷ lệ phân chia cao hơn đối với ngân sách cấp dƣới nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của cơ quan cấp dƣới trong việc bồi dƣỡng, khai thác nguồn thu để tăng thu cho NSNN. Đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng để phân cấp cho phù hợp.
- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi thƣờng xuyên đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác quản lý tài chính, trên cơ sở xác định biên chế đầy đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có tính đến yếu tố đặc thù của đơn vị hoặc ngành. Khoán chi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Đơn vị đƣợc khoán chi phải hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đƣợc giao với tinh thần trách nhiệm cao.
+ Kinh phí khoán chi cho đơn vị là trọn gói, không bổ sung (trừ trƣờng hợp bất khả kháng). Đơn vị chủ động bố trí và thực hiện dự toán chi theo đúng quy định của Luật NSNN và tự chịu trách nhiệm trong việc điều hành chi. Kinh phí tiết kiệm đƣợc hoặc không chi hết đƣợc phép thành lập quỹ phúc lợi của đơnvị.
+ Dự toán giao chi thƣờng xuyên hàng năm đƣợc tính trên cơ sở biên chế đầy đủ theo yêu cầu nhiệm vụ nhân với định mức tính trên đầu biên chế/năm (không tính chi mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới).
+ Đơn vị đƣợc khoán chi có thể xây dựng khoán trực tiếp tới từng biên chế trong đơn vị với mức chi cho từng cán bộ, công chức nhƣng phải đƣợc hội nghị toàn thể cán bộ, công chức tham gia và cụ thể hoá thành nghị quyết.
-Tăng cƣờng công tác kiểm tra phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN, lắng nghe ý kiến của các đơn vị cơ sở để từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm quản lý ngày càng hiệu quả nguồn vốn NSNN.
- Hỗ trợ các địa phƣơng để củng cố và xây dựng phòng quản lý ngân sách, bộ phận quản lý ngân sách huyện, xã phải đủ về số lƣợng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phƣơng tiện, điều kiệm làm việc để trở thành lực lƣợng đủ sức tham mƣu giúp Sở Tài chính tỉnh tổ chức quản lý ngân sách cấp huyện theo luật NSNN và các văn bản, chính sách, chế độ quy định của Trung ƣơng và địa phƣơng kịp thời, có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở các quan điểm phát triển, mục tiêu của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng nhƣ định hƣớng trong công tác quản lý NSNN thì để giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý NSNN của huyện Đăk R’Lấp trong thời gian qua, tác giả luận văn đã kiến nghị và đề xuất ra 6 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN của huyện nhƣ sau: (1) Hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán dự toán chi ngân sách; (2) Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách; (3) Giải pháp quản lý chặt chẽ việc chấp hành dự toán chi ngân sách; (4) Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp huyện; (5) Tăng cƣờng chất lƣợng công tác quyết toán NSNN và một số giải pháp khác nhƣ: Tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lýngân sách nhà nƣớc của huyện và Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành điều hành ngân sách nhà nƣớc của huyện.
KẾT LUẬN
1. NSNN là một khâu then chốt trong hệ thống Tài chính công. Vai trò của NSNN đƣợc xác định trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn, đảm bảo cho Nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, duy trì quyền lực nhà nƣớc. NSNN cung cấp nguồn kinh phí để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế then chốt, tạo môi trƣờng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; đầu tƣ để chống ô nhiễm môi trƣờng; tài trợ cho các hoạt động xã hội, chống lạm phát. Nhƣ vậy, vai trò của NSNN là rất quan trọng, dù trực tiếp hay gián tiếp NSNN vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật mang trong mình cơ chế thị trƣờng.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cƣờng và quản lý hiệu quả NSNN nói chung và của một địa phƣơng cụ thể nói riêng có liêu quan trực tiếp đến việc phát triển lý luận về quản lý nhà nƣớc và quản lý tài chính công. 2. Cơ sở lý luận nền tảng của luận văn này là dựa trên lý thuyết về quản lý NSNN cấp huyện. Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề về quản lý NSNN nhƣ: khái niệm, đặc điểm và nội dung quản lý NSNN cấp huyện.
Dựa trên lý thuyết về quản lý NSNN, lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN, Luận văn tiếp cận quản lý NSNN cấp huyện nhƣ một cách thức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nói chung. Luận văn đã phân tích các quan niệm về NSNN cấp huyện nhƣ quan niệm, nguyên tắc, nội dung, đặc biệt là các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN cấp huyện.
trọng của luận văn. Trong phần cơ sở lý thuyết, luận văn đã làm rõ các nội dung: (1). Tổng quan về NSNN với các nội dung nhƣ khái niệm, đặc điểm, bản chất và hệ thống NSNN; (2). NSNN cấp huyện với các nội dung nhƣ vai trò và nội dung NSNN cấp huyện; (3). Quản lý NSNN.
4. Để làm phong phú hơn những nhận định về quản lý NSNN, Luận văn nghiên cứu về quản lý thu, chi NSNN ở một số huyện lân cận trong tỉnh từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý NSNN của địa bàn nghiên cứu.
5.Căn cứ vào tình hình quản lý NSNN của huyện Đăk R’Lấp, Luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN với nhóm nội dung cơ bản:
- Thực trạng lập dự toán NSNN
- Thực trạng chấp hành dự toán NSNN - Thực trạng quyết toán NSNN
Khi phân tích thực trạng quản lý NSNN trên từng nội dung, tác giả đã đƣa ra những đánh giá về những ƣu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý NSNN tại huyện Đăk R’Lấp
6. Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý NSNN, bài học kinh nghiệm về công tác quản lý NSNN của một số địa phƣơng lân cận và những đánh giá về thực trạng công tác quản lý NSNN của huyện Đăk R’Lấp từ năm 2012-2016, tác giả đã đề xuất giải pháp tăng cƣờng và quản lý hiệu quả NSNN của huyện trong thời gian tới.
Tác giả đề xuất giải các giải pháp cơ bản nhằm giải quyết đƣợc những tồn tại và hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý NSNN của huyện nhƣ đã phân tích ở phân trên.
Luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung theo đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, nhƣng do hạn chế về thời gian thực hiện Luận văn, một số nội dung chỉ nêu lên theo lô gíc hệ thống, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi trong thực tế.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động quản lý và sử dụng NSNN nói chung và của huyện Đăk R’lấp trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Bộ Tài Chính (2015), Luật Ngân sách nhà nước 2015, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật
[2] Bộ Tài chính (2016), Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của BộTài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nƣớc
[3] Bộ Tài chính (2012), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hàn
Quốc về quản lý tài chính – Ngân sách.
[4] Bộ Tài chính (2012), Báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính–ngân sách của cộng hoà liên bang Đức và Thuỵ ĩ.
[5] Chính Phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nƣớc
[6] Cục Thống Kê Đăk Nông (2016), Niên giám thông kê tỉnh Đăk Nông năm 2016.
[7] Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách tài khóa công cụ điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[8] Dự án tài chính công Việt – Pháp (2010), “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức
về quản lý tài chính công”. Học viện tài chính.
[9] Bộ Tài Chính (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính, ThS Lê Văn Khâm ( chủ biên), Nxb Tài chính, Hà Nội.
[10] Trịnh Thị Thúy Hồng ( 2012) “Quản lý chi N NN trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, luận văn Thạc sỹ quản trị
kinh doanh.
[11] Trần Văn Lâm (2009) “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy
phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, luận văn Thạc sỹ
kinh tế.
[12] Những điểm mới cơ bản của Luật NSNN 2015
https://luatduonggia.vn/diem-moi-co-ban-cua-luat-ngan-sach-nha-
nuoc-nam-2015.
[13] Nguyễn Thị Mai Xuân ( 2012) “Phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn
tỉnh Bắc Cạn - thực trạng và giải pháp” , luận văn thạc sĩ kinh tế.
[14] Dƣơng Thị Bình Minh ( 2005) “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia.
[15] Hoàng Thúy Nguyệt (2009) "Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và
khả năng ứng dụng ở Việt Nam" Nxb Lao động xã hội.
[16] Vũ Thị Nhài (2007), “Quản lý tài chính công ở Việt Nam”, NXB Tài Chính, Hà Nội;
[17] Tạp chí cộng sản, “Cải cách nền hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2015”.
[18] Quốc Hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Websites
http://www.mof.gov.vn/Default.asp. Bộ Tài Chính (2005), Kinh nghiệm
uỷ nhiệm thu của huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông,
http://www.daknong.gov.vn/end-user/. Tỉnh Đăk Nông (2007), Kinh