7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Tình hình quản lý quyết toán chi ngân sách
Việc tổng hợp quyết toán chi ngân sách Huyện Đắk R’Lấp hiện nay do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thực hiện, có sự đối chiếu, thống nhất số liệu với cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nƣớc huyện và đơn vị sử dụng ngân sách. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lập, thẩm định báo cáo quyết toán chi NS cấp huyện trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính. Đồng thời, trình
HĐND (hoặc Thƣờng trực HĐND khi chƣa tổ chức họp HĐND huyện) phê chuẩn.
Số liệu bảng 2.10 giữa dự toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách chung Huyện Đắk R’Lấp giai đoạn 2012-2016, có thể thấy rằng, UBND huyện đã thực hiện tốt việc quản lý quyết toán chi ngân sách huyện hàng năm. Về cơ bản, không chỉ các nhiệm vụ chi đƣợc UBND tỉnh giao, UBND Huyện Đắk R’Lấp đều tổ chức thực hiện đạt và vƣợt kế hoạch mà còn quản lý khá tốt công tác quyết toán chi ngân sách.
Đối với quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên. Nhƣ trên hình
2.3. cho thấy mức vƣợt dự toán năm cao nhất là 12% ( năm 2013), còn lại chỉ khoảng dƣới 5%. Từ đây có thể thấy công tác quyết toán khá tốt và thực hiện đúng tiến độ quy định. Qua quyết toán đã cho thấy tình hình quản lý chi thƣờng xuyên khá chặt chẽ tỷ lệ vƣợt chi nhìn chung khá thấp và có lý đo chính đáng. Những quyết định này đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên trên địa huyện, KBNN đã thực hiện chi khi có đầy đủ điều kiện: Các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN đƣợc giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền qui định; Đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi; Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định.
KBNN kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán; Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách.
về cơ bản có thể đánh giá nhƣ sau:
Theo quy định mọi khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc giao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi; Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách.
Thời gian qua, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng trong nƣớc đƣợc thực hiện theo luật NSNN, thông tƣ số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 và hiện tại đang đƣợc thay thế bởi thông tƣ 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, cụ thể nhƣ sau:
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tƣ, Kho bạc nhà nƣớc căn cứ vào các điều khoản thanh toán đƣợc quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lƣợng công trình; Kho bạc nhà nƣớc không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nƣớc căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
Kho bạc nhà nƣớc thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nƣớc hƣớng dẫn cụ thể phƣơng thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống Kho bạc nhà nƣớc, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nƣớc.
không đƣợc vƣợt dự toán đƣợc duyệt; tổng số vốn thanh toán cho dự án không đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành) không đƣợc vƣợt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.
Tuy nhiên, một điều thực tế dễ nhận thấy rằng, dự toán XDCB phức tạp hơn nhiều so với dự toán chi của các đơn vị sử dụng ngân sách. Để có một dự toán XDCB phải đi từ khâu khảo sát thiết kế, định mức, đơn giá, đặc biệt có những dự án phải xây dựng định mức riêng huy động nhiều ngành tham gia. Song chịu trách nhiệm đến đâu, nhƣ thế nào lại chƣa có quy định cụ thể. Và trên thực tế hiện nay chất lƣợng thiết kế - dự toán chƣa cao. Các cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao thẩm quyền phê duyệt các thủ tục đầu tƣ nhƣ thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ, thực tế cho thấy nhiều dự án thời gian thẩm định chậm hơn nhiều so với quy định, thẩm định chƣa chính xác: thẩm định rồi, duyệt rồi nhƣng vẫn bổ sung sửa đổi. Về phía chủ đầu tƣ, có những dự án triển khai trƣớc, ký hợp đồng sau; bên B thay đổi chủng loại vật tƣ dùng cho công trình nhƣng bên A vẫn ký phiếu giá đề nghị thanh toán theo dự toán đƣợc duyệt; cá biệt vẫn có trƣờng hợp A - B tiến hành nghiệm thu trƣớc khi có khối lƣợng hoàn thành. Với thực tế đó nếu chỉ căn cứ trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt để thanh toán, không tiến hành kiểm tra, sẽ gây thất thoát vốn NSNN. Đành rằng chủ đầu tƣ là ngƣời chịu trách nhiệm chính về việc sử dụng vốn ngân sách, cơ quan duyệt dự toán nếu duyệt sai, gây lãng phí cũng phải chịu trách nhiệm, nhƣng chịu trách nhiệm về mặt vật chất nhƣ thế nào chƣa đƣợc quy định cụ thể, hơn nữa thời gian qua các vi phạm này chỉ thấy kiểm điểm trách nhiệm, chƣa thấy xử phạt. Điều đó dẫn đến tình trạng làm thất thoát vốn, gây lãng phí của cải xã hội.