7. Kết cấu của luận văn
3.2.2 Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao dự
ngắn.
3.2.2 Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách dự toán chi ngân sách
độ, định mức chi, thì để hạn chế việc lạm dụng, sử dụng ngân sách bừa bãi cần phải ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ chi tiêu. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, giám sát thƣờng cũng không dễ dàng, vì vậy, cần tăng cƣờng sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân. Thực tiễn cho thấy rằng, đối với các công trình, dự án có sự đóng góp của dân, có sự tham gia trực tiếp của dân thì hiệu quả của dự án thƣờng cao hơn. Đối với các công trình, dự án khác, cũng cần tăng cƣờng sự giám sát của dân. Tuy nhiên, để dân có thể tham gia giám sát đƣợc cần phải công khai, minh bạch, tăng cƣờng dân chủ ở cơ sở.
Cần đơn giản hoá và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hƣớng (hƣớng dẫn), để cho những ngƣời sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, miễn là đạt đƣợc hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tƣơng hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.
UBND huyện cần giao cho Phòng nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát lại để phân loại chính xác loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với cơ quan nhà nƣớc, dự toán đƣợc phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần, phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thƣờng xuyên.
Trong quá trình xây dựng phƣơng án phân bổ dự toán chi ngân sách, các nhiệm vụ chi đƣợc UBND tỉnh giao và nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải tính toán đầy đủ, chính xác. Một số nhiệm vụ chi chƣa xác định rõ đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù hoặc theo mùa, vụ có thể để lại phân bổ sau. Phần dự toán còn lại phải đƣợc giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.
Việc giao dự toán chi thƣờng xuyên và giao kế hoạch vốn đầu tƣ cần phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định. UBND huyện khi giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho các Chủ đầu tƣ cần chi tiết đến Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục Ngân sách nhà nƣớc và mã số dự án. Đơn vị dự toán cấp I lập phƣơng án phân bổ và giao dự toán chi thƣờng xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải đƣợc chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chƣơng trình mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và của Bộ Tài chính. Để làm đƣợc việc này, sau khi các dự án đầu tƣ, các chƣơng trình mục tiêu đƣợc duyệt ghi kế hoạch vốn, Phòng Tài chính cần rà soát và thông báo cho các Chủ đầu tƣ có các công trình mới khởi công chƣa đƣợc cấp mã số dự án, mã chƣơng trình mục tiêu, thực hiện làm thủ tục khai báo thông tin qua Sở tài chính để đƣợc cấp mã kịp thời, làm căn cứ cho việc giao kế hoạch vốn đúng quy định. Trên cơ sở đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN huyện Đắk R’Lấp sẽ có đầy đủ thông tin để nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), tăng cƣờng tính minh bạch trong quản lý và điều hành ngân sách.