CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách huyện đắk rlấp, tỉnh đắk nông (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CH

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN

a. Nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo các cơ quan quản lý trong bộ máy quản lý NSNN, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, tổ chức bộ máy quản lý NSNN cũng nhƣ quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý NSNN ở cấp huyện.

Thứ nhất, năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo bộ máy NSNN ở cấp

huyện. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN ở từng địa phƣơng nói

chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý NSNN sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vƣợt quá thu, chi mất cân đối trong phát triển, phân bổ chi không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, không thúc đẩy đƣợc sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Thứ hai, năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý NSNN ở cấp

huyện lại là yếu tố quyết định hiệu quả NSNN. Nếu công chức quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng vốn NSNN, kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung thu - chi, nguyên tắc thu- chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý NSNN đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý NSNN ở cấp huyện và việc vận dụng

quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phƣơng: hoạt động quản lý NSNN đƣợc triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày

nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu đƣợc của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN ở cấp huyện nói riêng sẽ giúp tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đảm bảo đƣợc tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề để cải cách nghiệp vụ một cách hiệu quả.

b. Nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: khả năng về nguồn lực NSNN, các cơ chế chính sách, các quy định về quản lý NSNN ở cấp huyện, môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội.

Khả năng về nguồn lực NSNN của từng huyện. Đối với các huyện có nguồn thu lớn, không phụ thuộc vào ngân sách cấp trên cấp thì tính chủ động cao hơn trong quá trình lập dự toán NSNN của mình.

Môi trường pháp lý, là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới quản lý

NSNN. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phƣơng.

Môi trường kinh tế xã hội, có thể nói NSNN luôn chịu ảnh hƣởng của

môi trƣờng kinh tế, xã hội. Với môi trƣờng kinh tế ổn định, các khoản thu sẽ ổn định vì vậy các khoản chi trong dự toán đƣợc cung cấp đầy đủ. Ngƣợc lại khi nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trƣởng kinh tế chậm, Nhà nƣớc thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu do thu giảm, vì vậy, các khoản chi theo dự toán có thể không đạt kế hoạch, một số các khoản chi phải cắt giảm hoàn toàn...

Môi trường tự nhiên, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên

khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tƣ vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, ở địa phƣơng có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mƣa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lƣợng công trình; hoặc địa phƣơng có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tƣ cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng cơ bản chịu ảnh hƣởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phƣơng.

Với những nhận thức về những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý NSNN ở cấp huyện sẽ giúp chúng ta có đƣợc tƣ duy và cách nhìn một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN ở cấp huyện trong những năm gần đây, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN nói chung và ở từng địa phƣơng nói riêng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong nội dung chƣơng 1- chƣơng cơ sở khoa học về quản lý NSNN cấp huyện, tác giả đã đi sâu nghiên cứu hai nội dung cơ bản đó là:

Hệ thống thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý NSNN cấp huyện với các nội dung (1). Ngân sách nhà nƣớc; (2). Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện; (3). Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện.

Và cơ sở thực tiễn về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu, chi NSNN của các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Đăk R’Lấp.

Những cơ sở lý luận và thực tiễn ở chƣơng này sẽ là cơ sở để kiểm chứng và luận giải thực trạng công tác quản lý NSNN của huyện Đăk R’Lấp sẽ đƣợc phân tích ở Chƣơng 2 và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1.1. Đặ đ ểm hành chính - tự nhiên

a. Về đặc điểm hành chính

Đăk R’lấp là huyện có diện tích tự nhiên 63.420 ha, dân số 80.851 ngƣời, mật độ dân số trung bình 128,4 ngƣời/km2, có 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Từ 1986, Đắk R'Lấp trở thành đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk; đến năm 2004, trở thành một huyện của tỉnh Đắk Nông. Trải qua nhiều lần chia tách huyện và các xã, đến nay Đắk R'Lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: Thị trấn Kiến Đức, xã Kiến Thành, Đăk Wer, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Nhân Đạo, Đăk Sin, Hƣng Bình, Quảng Tín, Đăk Ru.

b. Về vị trí địa lý

Là huyện nằm ở Tây Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện cách huyện Đắk R’lấp 25km về phía Tây theo hƣớng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa Nam Bộ, Trung Bộ và Đông Bắc Campuchia. Huyện Đắk R'Lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phƣớc; phía Đông giáp huyện Đắk R’lấp; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đắk R'Lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông.

c. Về địa hình

Ở độ cao trung bình 700m so với mặt nƣớc biển, địa hình Đắk R'Lấp chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt tƣơng đối nhiều, hơi thoải theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Điểm cao nhất có độ cao 960 m.

Địa hình Đắk R'Lấp bị chia cắt nhiều bởi địa bàn huyện có hệ thống sông suối khá dày và phân bổ đều khắp. Sông suối ở đây không những là nơi cung cấp nguồn nƣớc phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, mà còn là nguồn thủy năng quan trọng. Đồng thời, các sông suối còn tạo nên nhiều thắng cảnh nhƣ thác Diệu Thanh (xã Nhân Cơ), hồ Doãn Văn - Đắk Wai (xã Đắk R'Tih) đƣợc xếp loại danh lam thắng cảnh của tỉnh, có thể khai thác, phục vụ cho hoạt động du lịch của huyện và tỉnh.

d. Điều kiện khí hậu

Khí hậu Đắk R'Lấp thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Tây Trƣờng Sơn, có hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm tới 85% lƣợng mƣa hàng năm); mùa này thƣờng có gió Tây Nam cấp 2, cấp 3. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thƣờng có gió Đông Bắc khô lạnh. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.300 - 2.400mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC. Đắk R'Lấp có khí hậu gần nhƣ không phụ thuộc nhiều vào chế độ hai mùa nhƣ hầu hết các tỉnh, huyện vùng Tây Nguyên. Phía Đông là Đà Lạt, Lâm Đồng; phía Nam tựa vào vùng Đồng Nai Thƣợng, Cát Tiên và Bình Phƣớc, nên bản chất khí hậu ở đây đƣợc thiên nhiên "điều tiết" mang đặc điểm riêng, không khô nóng và cũng ít phải hứng chịu những kì mƣa dầm kéo dài. Với khí hậu ƣu đãi nhƣ vậy tạo nên những nét riêng về thiên nhiên cho Đắk R'Lấp.

e. Tài nguyên thiên nhiên

Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản dƣới lòng đất (nhƣ vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bôxít lộ thiên, đƣợc điều tra dự báo với trữ lƣợng lớn ở Nhân Cơ, Đạo Nghĩa…).

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

a.Tăng trưởng kinh tế

Tính đến năm 2016, kinh tế mũi nhọn của huyện chủ yếu là ngành nông nghiệp. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 17,86%, trong đó tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm 63,1%, thƣơng mại - dịch vụ 19%. Tổng diện tích cây trồng là 37.237ha, trong đó cây lƣơng thực, thực phẩm 4.282 ha, cây công nghiệp dài ngày 32.955 ha. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỉ trọng các ngành kinh tế hiện nay là: nông - lâm nghiệp 62,01%; thƣơng mại - dịch vụ 19,49%; công nghiệp - xây dựng 18,5%. Thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/ngƣời/năm. Cụ thể các ngành kinh tế nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Đăk R’Lấp

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện trên 3 khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua tƣơng đối hợp lý, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ thƣơng mại phù hợp với tiềm năng của huyện.

c. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế

* Về nông - lâm nghiệp

Vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế và thu nhập của ngƣời dân. Tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt 1.053 tỉ đồng. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng đƣợc mở rộng, với tổng đàn gia súc 22.174 con và gia cầm 187.258 con[7;tr35]. Huyện Đắk R'Lấp chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng, lợi thế về nguồn lực lao động và đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông- lập nghiệp nhất là ứng dụng giống mới và kĩ thuật chăm sóc, đầu tƣ cây trồng, tăng năng suất lao động.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp theo giá hiện hành

Năm

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất theo giá hiện

hành (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Nông nghiệp Lâm nghiệp

2012 2,916 11,62 16 15.98

2013 3,109 9,68 17.75 10.87

2014 3,441 6,02 18.01 7.44

2015 3,748 6,06 18.52 9.75

* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hiện tại trên địa bàn huyện có 222 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể và doanh nghiệp tƣ nhân. Một số cơ sở công nghiệp khai thác, chế biến đang xây dựng và đi vào hoạt động nhƣ khu công nghiệp khai thác quặng bôxít, luyện alumin ở Nhân Cơ, nhà máy thủy điện Đắk R'Tih, Đắk Ru, nhà máy chế tạo lốp ô tô xuất khẩu tại khu công nghiệp Nhân Cơ, nhà máy sơ chế cao su Đắk R'Tih, nhà máy tinh bột sắn Nhân Cơ, nhà máy chế biến hạt điều tại xã Kiến Thành... Song song với việc phát triển các ngành công nghiệp nhƣ khai thác bôxít, luyện alumin, thủy điện, huyện chủ trƣơng đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp chế biến và các loại hình dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực này để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động của các cơ sở công nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế theo hƣớng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch chuyển lao động, tăng thu nhập cho cộng đồng.

* Về t ƣơn mại - dịch vụ

Trên địa bàn huyện có tổng số 2.145 cơ sở kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, ngành thƣơng mại có 1.758 cơ sở, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng, nhà nghỉ có 387 cơ sở. Các loại hình dịch vụ nhƣ vận tải, bƣu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng đều tăng doanh thu hàng năm từ 15 - 20% [7;tr27].

2.1.3. Thực trạng thu - chi ngân sách của Huyện Đắ R’Lấp giai đoạn 2012- 2016

Trong giai đoạn năm 2012- 2016 công tác thu của huyện tƣơng đối ổn định và có chiều hƣớng tăng nhẹ qua các năm

a. Thực trạng thu ngân sách

Bảng 2.2. Tình hình thu NSNN của Huyện Đắk R’Lấp

(Đơn vị tính: triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016

I Tổng thu 196.76 298.639 303.027 497.895 542.47 1 Thu trên địa bàn 143.76 197.47 218.83 336.40 307.488

Thu thuế, phí, lệ

phí 64.53 119.85 164.27 257.63 254.099

Thu sử dụng đất 27.40 22.15 8.40 17.72 1.152 Thu khác 51.84 55.48 46.16 61.05 52.237 2 Thu bổ sung cân

đối 31.10 76.18 25.11 90.36 33.038

3 Thu bổ sung có

mục tiêu 21.892 24.98 59.09 71.14 201.944

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông)

Bảng 2.2 cho thấy, năm 2016 tổng thu ngân sách của huyện đạt đƣợc 542.47 tỷ đồng tăng so với tổng thu ngân sách năm 2012 của huyện là 2.7 lần. Trong nguồn thu từ nội địa là chính. Nguồn thu từ Thu thuế, phí, lệ phí tăng đều qua các năm. Đạt đƣợc kết quả này là do, chính quyền huyện luôn xác định thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên ngay từ đầu năm, địa phƣơng đã chỉ đạo các ngành chức năng cùng 11 xã, thị trấn tăng cƣờng tuyên truyền về chính sách thuế cho ngƣời dân; đồng thời, giao chỉ tiêu cho các địa phƣơng và đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, tạo điều

kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế. Chi cục Thuế huyện còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã làm tốt công tác quản lý thuế tới từng hộ kinh doanh.

Biểu đồ 2.2. Tình hình thu NSNN của Huyện Đắk R’Lấp

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tỉnh Đắk Nông năm 2016)

Rõ ràng với tình hình thu và cơ cấu thu nhƣ vậy cần phải quản lý chi NSNN một cách có hiệu quả vì nguồn thu tăng nhƣng không quá nhanh.

b. Thực trạng chi ngân sách *Thực trạng chi đầu tư phát triển

Chi ĐTXD từ 2012 đến 2016 trên địa Huyện Đắk R’Lấp từ nguồn ngân sách cấp Huyện, qua KBNN Tỉnh Đắk Nông đƣợc phản ánh qua các số liệu tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách Huyện Đắk R’Lấp, gia đoạn 2012 - 2016

(Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Tổng số dự án Tổng số vốn thanh toán Trong đó Giao thông Hạ tầng KTXH QLN N Giáo dục Y tế, văn hoá Khác 2012 25 44.56 5.79 38.765 - - - 2013 15 47.62 15.32 3.345 27.705 - - 1.254 2014 8 48.18 - 11.84 31.756 4.587 - - 2015 28 51.53 15.234 3.561 22.12 5.478 5.136 - 2016 8 54.50 12.369 2.369 31.35 6.023 1.135 1.258

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách huyện đắk rlấp, tỉnh đắk nông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)