Giải pháp quản lý chặt chẽ việc chấp hành dự toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách huyện đắk rlấp, tỉnh đắk nông (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp quản lý chặt chẽ việc chấp hành dự toán chi ngân sách

sách

Ngay sau khi dự toán thu, chi ngân sách cấp Huyện đƣợc UBND tỉnh giao, để đảm bảo thời gian giao, phân bổ dự toán cho các đơn vị xong trƣớc ngày 31/12 theo quy định của Luật ngân sách, hoặc chậm nhất là sau 10 ngày khi nhận đƣợc dự toán UBND tỉnh giao, UBND huyện cần đổi mới việc tính toán và lên phƣơng án phân bổ ngân sách theo hƣớng bám sát vào từng nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phƣơng án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách cần phải tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ đƣợc giao. Trong các năm tiếp theo, UBND huyện chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán nhƣ những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc, do trƣợt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phƣơng án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.

UBND huyện cần giao cho Phòng nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát lại để phân loại chính xác loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với cơ quan nhà nƣớc, dự toán đƣợc phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần, phần dự toán chi ngân sách nhà nƣớc bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thƣờng xuyên.

Trong quá trình xây dựng phƣơng án phân bổ dự toán chi ngân sách, các nhiệm vụ chi đƣợc UBND tỉnh giao và nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải tính toán đầy đủ, chính xác. Một số nhiệm vụ chi chƣa xác định rõ đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù hoặc theo mùa, vụ có thể để lại phân bổ sau. Phần dự toán còn lại phải đƣợc giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Việc giao dự toán chi thƣờng xuyên và giao kế hoạch vốn đầu tƣ cần phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định. UBND huyện khi giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho các Chủ đầu tƣ cần chi tiết đến Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục Ngân sách nhà nƣớc và mã số dự án. Đơn vị dự toán cấp I lập phƣơng án phân bổ và giao dự toán chi thƣờng xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải đƣợc chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chƣơng trình mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và của Bộ Tài chính. Để làm đƣợc việc này, sau khi các dự án đầu tƣ, các chƣơng trình mục tiêu đƣợc duyệt ghi kế hoạch vốn, Phòng Tài chính cần rà soát và thông báo cho các Chủ đầu tƣ có các công trình mới khởi công chƣa đƣợc cấp mã số dự án, mã chƣơng trình mục tiêu, thực hiện làm thủ tục khai báo thông tin qua Sở tài chính để đƣợc cấp mã kịp thời, làm căn cứ cho việc giao kế hoạch vốn đúng quy định. Trên cơ sở đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN huyện sẽ có đầy đủ thông tin để nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), tăng cƣờng tính minh bạch trong quản lý và điều hành ngân sách.

Thực hiện đúng nguyên tắc bố trí vốn đầu tƣ theo quy định tại Quyết định số 40/2010/QĐ-BTC ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh về giao và điều hành ngân sách 2011. Theo đó, các dự án chƣa quyết toán chỉ bố trí số vốn tối đa bằng 80% giá trị dự toán đƣợc duyệt. Điều này sẽ giúp Chủ đầu tƣ đôn đốc

nhà thầu nhanh chóng triển khai thi công, đƣa dự án vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ trình phê duyệt quyết toán để đƣợc bố trí vốn, thanh toán đủ số vốn theo dự toán, quyết toán đƣợc duyệt. Thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ triển khai thực hiện dự án, đến 30/9 hàng năm, các dự án đƣợc ghi vốn nhƣng chƣa tổ chức đấu thầu, chƣa có mặt bằng thi công cần cƣơng quyết thu hồi, điều chuyển vốn cho công trình khác. Các dự án chỉ đƣợc khởi công khi đã có quyết định giao vốn nhằm đảm bảo vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích tiết kiệm, hiệu quả.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần tham mƣu cho UBND huyện xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Tăng cƣờng trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp huyện

Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý và sử dụng NSNN tại cơ quan, tổ chức, các đơn vị thụ hƣởng NSNN trên địa bàn huyện. Vì vậy, cần thiết xây dựng phƣơng án kiểm tra cụ thể, chủ động nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật quản lý NSNN. Trên cơ sở đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ tiêu cực, vi phạm chính sách, pháp luật về quản lý NSNN trên địa bàn huyện.

pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN còn nhằm xử lý nghiêm minh những cán bộ tiêu cực và cả đối tƣợng vi phạm pháp luật về quản lý NSNN trên địa bàn huyện. Chính quyền huyện phải chỉ đạo các cơ quan liên quan phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lƣợng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, coi trọng các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành, có phƣơng án xử lý phù hợp các tình huống nhạy cảm. Phải thƣờng xuyên, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng NSNN để trục lợi.

Để đảm bảo hoạt động quản lý và sử dụng huyện Đăk R’lấp hoạt động đúng theo khuôn khổ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc thì trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung cơ bản nhƣ:

Một là, phải có chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và

ngắn hạn; tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tùy tiện hoặc khi các cá nhân, khi xẩy ra vấn đề hay có đơn thƣ tố cáo… thì mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức đƣợc việc tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra cũng là nâng cao chất hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng NSNN toàn huyện nói chung.

Hai là, phải công khai và dân chủ hóa trong quá trình kiểm tra, thanh

tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đƣợc tiến hành công khai; việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kết luận vi phạm về quản lý và sử dụng NSNN phải dựa trên những căn cứ, chứng cứ rõ ràng, hoặc theo ý kiến chủ quan của ngƣời thanh tra, kiểm tra.

Kết luận vi phạm, kết quả xử lý phải đƣợc thông báo công khai, rộng rãi nhằm tạo bầu không khí tâm lý thẳng thắn, dân chủ, trung thực, tin tƣởng lẫn nhau, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm

tra. Các khuyết điểm đƣợc chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra không phải chỉ để kỷ luật, mà chủ yếu là để ngƣời vi phạm không tái phạm vi phạm pháp luật đất đai nữa, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa giáo dục các đối tƣợng khác không có hành vi vi phạm nhƣ ngƣời đã bị xử lý.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra phải dựa vào quần chúng. Bởi vì, chỉ

có dựa vào quần chúng thì mới có thể xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất sự việc, hiện tƣợng. Khi thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai ở cơ sở các cơ quan, cá nhân có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra phải dựa vào quần chúng, biết tạo cho quần chúng tham gia nhiều nhất với các hình thức khác nhau vào công tác này thì hiệu quả sẽ cao, nhanh chóng và có sức giáo dục lan truyền mạnh hơn.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra; coi trọng chất lƣợng,

đảm bảo đủ số lƣợng cán bộ để làm công tác thanh tra, kiểm tra đƣơc tiến hành thƣơng xuyên, liên tục. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý NSNN có hiệu quả thì Đảng, chính quyền huyện phải thƣờng xuyên quan tâm, tạo điều kiện để bộ máy thanh tra, kiểm tra các cấp hoạt động thuận lợi; giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, có uy tín với quần chúng.

Năm là, linh hoạt các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, thanh tra nhƣ

các hình thức thƣờng xuyên, đột xuất, định kỳ; phƣơng pháp trực tiếp và gián tiếp. Mỗi hình thức và phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đều có những ƣu điểm riêng, chúng bổ sung và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phát huy những ƣu điểm này. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra không nên tuyệt đối hóa một hình thức, phƣơng pháp nào.

Sáu là, mọi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN phải bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật, bất kỳ ai dù ở cƣơng vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép một ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý. Kiên quyết chống mọi hành vi bao che, nƣơng nhẹ, nể nang ngƣời vi phạm pháp luật quản lý và sử dụng NSNN dƣới bất kỳ hình thức nào.

Bảy là, triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực

quản lý và sử dụng NSNN, tránh việc lợi dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng NSNN để trục lợi cá nhân và thực hiện hành vi tiêu cực.

3.2.5. Tăn ƣờng chất lƣợng công tác quyết toán Ngân sách nhà nƣớc

Công tác quyết toán ngân sách nhà nƣớc hằng năm đã đƣợc quy định trong Luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn Luật. Trong những năm gần đây, công tác quyết toán ngân sách của huyện đã từng bƣớc đƣợc nâng cao về mặt chất lƣợng. Tuy nhiên, công tác này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thể hiện qua một số tồn tại kéo dài qua nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc khắc phục triệt để nhƣ: Thời gian gửi báo cáo quyết toán chƣa kịp thời; biểu mẫu quyết toán còn thiếu nội dung cụ thể; việc thuyết minh, giải trình quyết toán; việc xác định chi chuyển nguồn, kết dƣ ngân sách chƣa đảm bảo quy định; chƣa trích đủ nguồn cải cách tiền lƣơng theo quy định, nhất là nguồn cải cách tiền lƣơng từ số thu viện phí, học phí, các khoản thu đƣợc để lại theo chế độ quy định,…

dung đã đƣợc hƣớng dẫn theo quy định chung, Phòng TC-KH huyện cần phối hợp với các cơ quan có liên quan hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác xử lý số liệu ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách hằng năm.

Những cơ quan làm công tác quyết toán ngân sách cần tăng cƣờng trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu các chế độ, chính sách, những quy định mới của các cơ quan có thẩm quyền về công tác xử lý số liệu, hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách đảm bảo công tác đối chiếu, thẩm định, tổng hợp quyết toán của cấp mình hiệu quả, đúng quy định.

3.2.6. Các giải pháp khác

a. Tăng cường kiểm soát chi gân sách nhà nước

Trong chu trình quản lý chi NSNN, việc thiết lập một cơ chế kiểm soát chi NSNN khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN cũng có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn chế thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi đƣợc sử dụng đúng, tiết kiệm và hiệu quả là rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đất nƣớc và kinh tế của các địa phƣơng nói riêng đang gặp phải những khó khăn nhất định, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác điều hành NSNN nói chung và công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng. Chính vì vậy, chính quyền các địa phƣơng, trong đó có huyện Đăk R’Lấp cũng cần tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN nói chung, đặc biệt là tăng cƣờng kiểm soát thông qua Kho bạc nhà nƣớc. Việc kiểm soát chi NSNN này phải đảm bảo đƣợc các mục tiêu sau:

cao đời sống của nhân dân; đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cƣờng công tác đối ngoại; đồng thời đảm bảo tính bao quat về phạm vi, đối tƣợng và mức độ kiểm soát theo đúng tinh thần của Luật NSNN.

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực của đất nƣớc; cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc.

- Gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN

- Qui trình thực hiện kiểm soát phải khoa học, minh bạch, công khai và tạo thuận lợi cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, việc kiểm soát chi NSNN của huyện Đăk R’Lấp phải đƣợc thực hiện theo hƣớng:

+ Chính quyền huyện phải chỉ đạoKBNN huyện xây dựng cơ chế kiểm soát chi và tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi theo định hƣớng: vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho các đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tƣ song phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc; đồng thời, thực hiện tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách tỉnh và dự phòng ngân sách huyện.

+ Cải tiến quy trình kiểm soát chi NSNN theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch và thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tƣ nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ đúng quy định; cụ thể: đẩy mạnh thực

hiện nguyên tắc “Thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần, theo đó giảm thời gian thanh toán đối với trƣờng hợp này từ 7 ngày xuống còn 3 ngày làm việc; về hồ sơ, tài liệu thanh toán vốn đầu tƣ cũng đƣợc đơn giản hóa. Bên cạnh đó, KBNN cũng triển khai cơ chế “ một cửa” trong kiểm soát chi NSNN qua đó đáp ứng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách huyện đắk rlấp, tỉnh đắk nông (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)