Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 48)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Sơn là huyện đồng bằng nằm ở cửa ngõ phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa;

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống; - Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn;

- Phía Đông giáp Thành phố Thanh Hóa.

Thị trấn Rừng Thông là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện. Huyện Đông Sơn nằm giáp với thành phố Thanh Hóa với tổng diện tích tự nhiên 8240,62 ha có hệ thống giao thông thuận lợi (QL 45, QL 47 chạy qua) là điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên với nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với nhiều thách thức đòi hỏi phải có những thay đổi trong quản lý hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù hợp, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường đưa huyện thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong tương lai.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Đông Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông – sâu, được chia làm 2 vùng rõ rệt.

Vùng đồng bằng: Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, là khu vực phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ, là vùng đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

Vùng đồi núi: huyện Đông Sơn có hai ngọn núi chính đó là Núi Rừng Thông và núi Nhồi.

4.1.1.3. Thuỷ văn

Đông sơn có 2 hệ thống sông phục vụ tiêu nước: Sông Nhà Lê, sông Hoàng. Ngoài ra, hệ thống kênh Bắc phục vụ hệ thống tưới và hệ thống kênh tiêu. Nhìn chung, trên địa bàn huyện đã hình thành mạng lưới tưới tiêu tương đối hoàn chỉnh.

4.1.1.4. Khí hậu

Đông Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh ít mưa thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa, có đặc trưng chủ yếu như sau: Nhiệt độ bình quân năm khoảng 240C; độ ẩm không khí bình quân năm từ 85%– 86%; lượng mưa trung bình năm khoảng 1700mm; chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió Đông Nam vào mùa hè, tốc độ gió trung bình nằm 1,5-1,8 m/s, tốc gió mạnh nhất đo được trong bão đạt tới 35 – 40 m/s và trong gió mùa Đông Bắc không quá 25m/s.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội

4.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện Đông Sơn : năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14 %, trong đó dịch vụ tăng 16,3%, công nghiệp xây dựng tăng 18,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,7%.

- Cơ cấu các ngành kinh tế: Dịch vụ chiếm 46,4 %, Công nghiệp xây dựng chiến 46%, nông lâm, thủy sản chiếm 7,6 %.

- Năm 2016, tổng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 14.673 tỷ đồng (chiếm tỉ trọng 66,06 %); giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 5.490 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 24,72 %) và giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.046 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 9,22%). Giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế do thành phố quản lý trong cùng thời kì đạt 22.210 tỷ đồng, tăng 11,82 % so với năm 2011.

4.1.2.2. Dân số và nguồn lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016 huyện Đông sơn có 74.581 khẩu, với số hộ là 20.989 hộ, trong đó, dân số nông nghiệp là 57.490 người chiếm 77,08% tổng số dân; dân số phi nông nghiệp là 17.089 người chiếm 22,92% tổng dân số, trên địa bàn huyện dân tộc kinh chiếm 100%. Hiện trạng dân số và số hộ được tổng hợp tại bảng 4.1.

Từ bảng 4.1 cho thấy: Dân số phân bố không đều giữa các xã thị trấn trong huyện: Xã có dân số lớn nhất là xã Đông Tiến với 8686 người và 2595 hộ; xã Đông Xuân có dân số nhỏ nhất với 2602 người. Một số xã, thị trấn tập trung lượng người phục vụ cho các hoạt động phi nông nghiệp đông như: thị trấn Rừng Thông (dân số phi nông nghiệp chiếm 92,6%), xã Đông Xuân (59,6%).

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số của huyện Đông Sơn năm 2016

Xã, Thị trấn Tổng dân số

(Khẩu)

Dân số nông nghiệp (khẩu)

Dân số phi nông nghiệp (khẩu) Tổng số hộ (hộ) Rừng Thông 3112 228 2882 745 Đông Hoàng 5030 3899 1131 1265 Đông Ninh 5648 4895 753 1666 Đông Minh 4079 3581 498 1197 Đông khê 3268 3062 206 998 Đông Anh 3388 2523 865 913 Đông Xuân 2602 1050 1552 913 Đông Thịnh 4623 3388 1235 1327 Đông Hòa 5048 4795 253 1674 Đông Yên 4897 3017 1880 1297 Đông Thanh 5384 3850 1534 1590 Đông Tiến 8686 8265 421 2595 Đông Văn 4860 2941 1919 1138 Đông Phú 4159 3435 724 1090 Đông Nam 4924 3995 929 1257 Đông Quang 4873 4566 307 1324 Tổng 74581 57490 17089 20989

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đông Sơn (2016) Năm 2016, giải quyết việc làm cho gần 1500 lao động; xuất khẩu lao động được 465 người; 259 lao động đã học xong định hướng; khôi phục nghề truyền thống và nghề mới được quan tâm, đã mở mới 12 lớp và thu hút được 310 lao động.

Có thể nói lực lượng lao động trong huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ổn định còn ở mức cao.

Mức sống dân cư: tổng thu nhập theo đầu người tăng, năm 2011 bình quân thu nhập 6,46 triệu đồng/người/năm, đến năm 2016 là 13,56 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 7,43%.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

a. Khu vực nông thôn

Năm 2016 dân số nông thôn có 57.490 người, chiếm 77,08% dân số toàn huyện. Khu dân cư nông thôn ở Đông Sơn tập trung thành các thôn, bình quân mỗi xã 6-7 điểm dân cư, phân bố gắn liền với đồng ruộng tiện lợi cho sản xuất. Diện tích đất khu dân cư nông thôn những năm gần đây có nhiều tiến bộ, đã thực hiện tốt mô hình VAC góp phần nâng cao thu nhập. Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư phát triển theo quy hoạch, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.

b. Khu vực đô thị

Thực trạng phát triển đô thị có hướng tích cực, nhằm góp phần tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện, là hạt nhân để phát triển, đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị.

Ngoài 1 thị trấn, huyện còn có một số trung tâm cụm xã mang dáng dấp kiểu đô thị cũng được hình thành và phát triển, nhưng ở đây tập trung chủ yếu mới là dịch vụ thương nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ. Vì vậy, cần được quy hoạch, hướng dẫn phát triển theo hướng đô thị hóa như ở Đông Thanh, Đông Văn, Đông Hoàng, Đông Khê... Ở các thị trấn tập trung chủ yếu lao động phi nông nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội

a. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện được hình thành và phân bố tương đối hợp lý, phục vụ tốt cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân. Cụ thể: Có đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn huyện dài 15km; QL 45 và 47 với tổng chiều dài 24 km; đường Tỉnh lộ 521 dài 14km; đường liên xã dài 127km; đường liên thôn dài 180km.

Năm 2016, huyện đã kiên cố hóa được 49,1km đường giao thông (Đường huyện Lộ 3,6 km; Đường liên xã và thôn xóm 45,5 km). Vị trí địa lý và các tuyền giao thông đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển

kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay để phát triển nền kinh tế hàng hóa, khai thác tốt các tiềm năng, mà giá trị đất đai cạnh các đường Quốc lộ ngày càng được nâng cao là một thế mạnh quan trọng.

Toàn huyện Đông Sơn có 15 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 54,9 km đã được cứng hóa mặt đường, có 89/122,9 km, chiếm 72,35% đường giao thông liên thôn đã được kiên cố hóa, xe cơ giới có thể đi đến tất cả các thôn, làng.

b. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của huyện tương đối hoàn chỉnh, mật độ phân bố hợp lý, đảm bảo được tưới tiêu cho diện tích đất canh tác. Hiện nay, kênh tưới được kiên cố hóa có tổng chiều dài 200 km, xây dựng các trạm bơm, tu bổ hệ thống đề điều. Năm 2016, huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 17,47km kênh mương và triển khai xây dựng trạm bơm tiêu Đồng Nhâm. Hệ thống kênh mương nội đồng được kiến cố hóa với 192/318 km (60,3%) đã phục vụ cho công tác tưới, tiêu chủ động trên 85% diện tích canh tác của huyện. Các công trình thủy lợi được đầu tư và phát huy tác dụng trong sản xuất nông nghiệp như: Trạm bơm Đồng Nhâm, Đông Yên, Đông Nam, Đông Văn.

c. Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã được mở rộng. đến nay đã có 1 trung tâm Bưu điện huyện, 2 bưu cục Đông Văn, Đông Minh và 13 nhà bưu điện văn hóa xã; đạt 100% số xã có trạm bưu điện. Toàn huyện có 16700 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 16,7/100 dân, tỷ lệ hộ dân có máy thu hình là 98%, bằng 107% so với bình quân chung của tỉnh về số máy thu hình. Thông tin liên lạc thông suốt góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn

4.1.3.1. Thuận lợi

- Đông Sơn là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, ngoài ra Đông Sơn còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi... cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những cửa ngõ của thành phố Thanh Hóa. Đây là lợi thế lớn để Đông Sơn phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng.

- Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Đông Sơn tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thông đường giao thông khá phát triển: có QL 45, QL 47 chạy qua.

- Trong những năm qua, nền kinh tế Đông Sơn có những bước phát triển đáng khích lệ góp phần thay đổi bộ mặt của huyện cũng như đời sống nhân dân.

4.1.3.2. Tồn tại, hạn chế

- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chưa vững chắc. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, chưa hình thành các ngành mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực một cách rõ nét, ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, khu vực dịch vụ phát triển chậm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong huyện tuy đã được cải tạo, nâng cấp đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều bất cập,... chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút đầu tư bên ngoài, chưa tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh trong thời gian tới.

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện trong giai đoạn tới.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẤT ĐAI

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Đông Sơn

a. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai, các văn bản dưới Luật của huyện đang ngày càng đi vào nề nếp. Dựa trên chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của

UBND huyện, huyện đã ban hành một số văn bản về lĩnh vực quản lý đất đai được đưa vào thực hiện trên địa bàn toàn huyện.

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cơ quan chuyên môn, huyện Đông Sơn đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai cấp huyện theo luật đất đai 2013, do vậy mà công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, đã hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của huyện cũng như cấp trên đề ra.

b. Công tác xác định địa giới, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đông Sơn đã được rà soát lại trên thực địa. Ranh giới giữa huyện và các huyện trong tỉnh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ trên bản đồ; hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ quản lý sử dụng theo đúng quy định. Diện tích tự nhiên của huyện hiện tại là 8240,62 ha.

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính được thực hiện đúng theo các quy định của ngành.

c. Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được triển khai ở tất cả các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cây trồng hợp lý, làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đến từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: huyện và các xã trên địa bàn xã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2015 vào đợt tổng kiểm kê đất đai.

Công tác lập bản đồ địa chính cho các xã: Hầu hết các xã trên địa bàn đã được đo đạc xây dựng bản đồ địa chính; do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho công tác quản lý sử dụng đất, cơ sở giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

d. Công tác quản lý, lập và thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

UBND huyện đã quản lý và chỉ đạo sát sao việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã theo đúng định kỳ, đảm bảo đúng Luật đất đai giúp

cho công tác này tại các địa phương ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy định. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật, UBND huyện Đông Sơn đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020 và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Thi hành Luật Đất đai năm 2013, phòng Tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)