Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất đai

4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất đai

động của nền kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, theo đó nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tương lai gần mà còn về lâu dài, đó là sự ổn định của một vùng lãnh thổ.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Đông Sơn, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp. Bộ máy ngành Quản lý đất đai từ huyện xuống xã, phường được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị, các xã, thị trấn trong huyện đều có cán bộ địa chính chuyên trách, học Đại học, tại chức, chính quy và có bằng Thạc sĩ. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh.

Diện tích các loại đất đang được sử dụng đúng hướng và đúng mục đích, trong đó đất nông nghiệp đã khai thác và sử dụng đạt 5240,69 ha, chiếm 63,6% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp đạt 2679,0 ha, chiếm 32,51% diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng của thành phố còn 320,93 ha, chiếm 3,89% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. UBND huyện tập trung cao cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính các xã khi có văn bản mới của Trung ương, của Bộ, của tỉnh; tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi cho mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người sử dụng đất địa phương có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai hơn. Tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra ở một số nơi, như việc lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép...; việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính mới chỉ được thực hiện đo vẽ trong khu dân cư, còn một số nơi khu đất canh tác có biến động lớn do chuyển sang đất phi nông nghiệp và dồn điền đổi thửa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)