Bồi thường tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu tại 02 dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trơ, tái định cư tại 2 dự án nghiên cứu

4.4.6. Bồi thường tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu tại 02 dự án nghiên cứu

4.4.6. Bồi thường tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu tại 02 dự án nghiên cứu nghiên cứu

4.4.6.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc trên đất

Đối với tài sản nhà ở công trình vật kiến trúc trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; Điều 31, Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 1,3 Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-UBND ngày 15/05/2014. Quyết định số 3644/2011/QĐ- UBND ngày 4/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất trong bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo đó:

- Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

- Người sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà cho thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì được bồi thường chi phí tự cải tạo sửa chữa, nâng cấp theo đơn giá xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với từng hạng mục được cải tạo sửa chữa nâng cấp (trừ trường hợp xây cơi nới trái phép, xây dựng trên khuôn viên đất lưu không của nhà đó) .

- Phần diện tích xây dựng cơi nới trái phép, xây dựng trên khuôn viên đất lưu không thì không được bồi thường, nhưng được xét hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định tại Điều 11,12,13 quy định này đối với các nhà, công trình xây dựng trước ngày 15/10/1993 vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới

nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.

b. Hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường theo quy định tại Điều 11,12,13 quy định này đối với nhà, công trình xây dựng từ 15/10/1993 đến trước 01/7/2004 mà vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp phường xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.

4.4.6.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật nuôi trên đất:

Đối với cây cối, hoa màu, vật nuôi trên đất bị thu hồi:

- Sở tài chính hướng dẫn căn cứ của các Bộ, ngành có liên quan ban hành thông báo (định kỳ hàng năm) mức giá tối đa làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cho từng nhóm cây trồng, vật nuôi là thủy sản không di chuyển được. Căn cứ thông báo giá của Sở tài chính và thực tế tại địa phương UBND cấp huyện quyết định mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại cây trồng, vật nuôi nhưng không được vượt mức giá tối đa theo thông báo của sở tài chính.

- Đối với cây trồng hoặc vật nuôi có thể di chuyển đến cơ sở mới, UBND huyện căn cứ thực tế để quyết định mức hỗ trợ thiệt hại và chi phí di chuyển, nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 30% mức bồi thường.

Căn cứ vào tình hình thực tế, biên bản điều tra hiện trạng, giấy xác nhận của UBND xã, Hội đồng BTHT&TĐC và các cơ quan có liên quan xây dựng và tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất thu hồi một cách chính xác theo đúng các quy định đã được ban hành.

Qua đó kết quả tổng hợp về kinh phí bồi thường tài sản trên đất được thể hiện tai bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tổng hợp kinh phí bồi thường hoa màu và tài sản trên đất bị thu hồi tại 02 dự án

STT Hạng mục Số tiền bồi thường (1000 đồng)

Dự án 1 Dự án 2

1. Bồi thường cây trồng trên đất 2.633.100 361.200

2. Bồi thường công trình trên đất 4.614.200 3.591.200

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy: Ở hai dự án này có sự khác nhau về bồi thường hỗ trợ tài sản và cây trồng trên đất. Đối với dự án 1 thực hiện theo chính sách bồi thường của nhà đầu từ ( Tổng công ty HUD ) thì mức hỗ trợ có tăng thêm so với quy định hiện hành của chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa gồm nhà tạm và các công trình xây dựng tạm trên đất không đúng mục đích sử dụng, không có giấy phép xây dựng, được bồi thường 100% giá trị tài sản (Theo Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 10/2/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định bồi thường, hỗ trợ và giá thay thế theo quy định của nhà tài trợ trong giải phóng mặt bằng và tái định cư thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khu Đô thị mới Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa),.

Còn đối với dự án II, có một số hộ gia đình có diện tích đất bị thu hồi nằm tại mặt đường lớn, là nơi buôn bán, nguồn thu nhập chính của các hộ, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cũng chưa tính toán hỗ trợ cho việc mất cơ hội khoản thu nhập này của người dân.

3.4.6.3. Ý kiến người dân về giá bồi thường tài sản và hoa màu trên đất

Để xác định giá bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu trên đất chúng tôi đã triển khai điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến người dân, kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ý kiến của người có đất trong việc xác định giá bồi thường cây trồng, công trình, trên đất tại 02 dự án

STT Hạng mục Phiếu

ĐT

Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

I Dự án 1. Khu đô thị mới Đông Sơn

1 2 - Cây trồng trên đất - Công trình và vật kiến trúc 50 20 50 20 100 100 0 0 0 0

II Dự án II. Đường vành đai Phía Tây

1 2 - Cây trồng trên đất - Công trình và vật kiến trúc 18 2 18 2 100 100 0 0 0 0 Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra trực tiếp

Từ bảng 4.12 cho thấy:

Số hộ đồng ý về giá nhà ở và vật kiến trúc là 100%. Như vậy 100% các hộ được hỏi về chính sách cũng như đơn giá bồi thường hỗ trợ đều có ý kiến đồng thuận. Cơ bản các hộ có công trình, vật kiến trúc trên đất không đủ điều kiện bồi thường vì các công trình đều là các công trình xây dựng không có trong phương án và sai phương án, trái phép nhưng không có hồ sơ xử lý vi phạm và nhiều công trình tạm, vì vậy mức độ đồng thuận về giá đền bù và hỗ trợ tài sản trên đất rất cao. Số hộ đồng ý về giá bồi thường cây trồng trên đất là 100%. ở cả 2 dự án. Như vậy các hộ được hỏi về chính sách cũng như đơn giá bồi thường về cây cối, hoa mầu trên đất đều có ý kiến đồng thuận. Vì diện tích đất nông nghiệp thu hồi chủ yếu là trồng lúa tẻ hoặc bỏ hoang, để trách thiệt thòi cho người bị thu hồi đất Hội đồng đã đồng thuận vận dụng bồi thường lúa nếp cho tất cả các hộ có đất trong diện bị thu hồi, nên nhận được đa phần đồng thuận của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)