Chính sách hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trơ, tái định cư tại 2 dự án nghiên cứu

4.4.7. Chính sách hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu

4.4.7.1. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước

Chính sách hôc trợ cho người có đất bị thu hồi được căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 48, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Khoản 4 và 5, điều 4, Nghị định số 17/2004/NĐ-CP và Quyết định số 3788/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, cụ thể quy định như sau:

- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân:

Là khoản hỗ trợ cho những hộ khi thực hiện GPMB phải phá dỡ nhà, công trình để di chuyển chỗ ở.

Thực hiện theo điều 27, Nghị định số 197/2004/NĐ-CPVà Điều 2, Quyết định số: 3788/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quy định người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới, thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở, cụ thể theo địa bàn như sau: Mức hỗ trợ Địa bàn Thành phố Thanh Hoá là 1.000.000 đồng/tháng/hộ; Địa bàn Thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn là 800.000đồng/tháng/hộ; Các địa bàn còn lại là 600.000 đồng/tháng/hộ. Các hộ được nhận tiền theo chính sách này sau khi đã bàn giao mặt bằng cho dự án đúng thời hạn quy định (Thời gian hỗ trợ theo thực tế, nhưng tối đa là 06 tháng).

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quy định:

Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp) thì được hỗ trợ ổn định đời sống một lần theo quy định sau đây: Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng 30 kg gạo tẻ/khẩu/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương; Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng 30 kg gạo tẻ/khẩu/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 70% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế bị thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương do Chính phủ quy định.

Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

Chính phủ; Điều 48, Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ và mục 3 Thông tư số: 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính.

- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên cơ sở nguyện vọng của người có đất bị thu hồi và thực tế quỹ đất tại địa phương, chính quyền địa phương và chủ dự án lựa chọn một trong các hình thức hỗ trợ sau:

Giao đất kinh doanh dịch vụ theo giá quy định, không phải đấu giá. Giá đất kinh doanh, dịch vụ được xác định bằng mức bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp cộng với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất.

Giao đất ở tại khu tái định cư hoặc vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch theo giá quy định, không phải đấu giá. Giá đất ở được xác định bằng mức bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp cộng với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất.

- Hỗ trợ bằng tiền: Được tính cho một đơn vị diện tích (m2) đất nông nghiệp bị thu hồi là 15.000đ/m2 để hộ gia đình tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

- Dự án phát triển kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải có chính sách ưu tiên:

Tuyển dụng lao động cho những hộ có đất bị thu hồi nhất là lao động phổ thông khi họ có đủ điều kiện tuyển dụng.

Đất mượn thi công: Tài sản, cây cối trên đất mượn thi công bị phá dỡ, chặt hạ, nuôi trồng thuỷ sản phải thu hoạch sớm thì bồi thường, hỗ trợ theo quy định; Đất nông nghiệp do quá trình thi công của dự án phải cải tạo lại đất mới tiếp tục canh tác được thì hỗ trợ chi phí cải tạo đất. Mức hỗ trợ tối đa bằng 50% giá đất nông nghiệp tại vị trí đó (không bao gồm các khoản hỗ trợ); Đất ở: Được xác định hỗ trợ theo đơn giá thuê đất bằng 2%/năm của giá đất ở tại vị trí đó nhưng mức tối thiểu không dưới 10.000đ/m2/năm.

- Hỗ trợ gia đình chính sách:

Hộ gia đình có người hoạt động cách mạng trước năm 1945, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh mất sức từ 81% trở lên, thân nhân liệt sĩ đang hưởng tuất hàng tháng, phải phá dỡ nhà chính để thực hiện GPMB được hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ.

Hộ gia đình là thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương, bệnh binh mất sức từ 21%- 80%, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với

cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, phải phá dỡ nhà chính để GPMB được hỗ trợ 1.000.000đ/hộ.

Hộ gia đình thuộc diện được hưởng trợ cấp, xã hội khác của Nhà nước phải phá dỡ nhà chính để thực hiện GPMB được hỗ trợ 500.000đ/hộ.

+ Các khoản hỗ trợ khác

Theo điều 32, Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Điểm 4, phần IV Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính và được quy định chi tiết như sau:

- Thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

+ Người sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp (đủ điều kiện bồi thường) khi bị Nhà nước thu hồi đất, thời gian phải bàn giao mặt bằng tối đa là 30 ngày tính từ ngày thông báo nhận tiền đầu tiên, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định thì được thưởng 500đ/m2.

+ Người bị thu hồi đất ở phải phá dỡ toàn bộ nhà, công trình tự giác chấp hành di chuyển chỗ ở theo kế hoạch để bàn giao mặt bằng cho dự án trước thời hạn.

- Người sử dụng đất ở phải phá dỡ một phần nhà chính (không phải di chuyển chỗ ở) bàn giao mặt bằng trước thời hạn được thưởng di chuyển bằng 50% mức quy định tại Điểm b Khoản này.

Ngoài quy định chung của luật đất đai hiện hành trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Dự án Khu đô thị mới Đông Sơn có một số chính sách bồi thường hỗ trợ, tăng thêm so với quy định hiện hành gồm:

Những hộ bị thu hồi từ 10% đến dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ 03 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và hỗ trợ 06 tháng nếu phải di chuyển, mức hỗ trợ bằng 30kg gạo tẻ/khẩu/theo giá trung bình tại thời điểm tính hỗ trợ.

Đối với các hộ dễ bị tổn thương mà phải di chuyển chỗ ở nhưng chỉ có nhà tạm thì được hỗ trợ tiền để nâng cấp lên nhà ở cấp 4B theo tiêu chuẩn với diện tích tối thiểu, ngoài ra họ được hỗ trợ ổn định đời sống và phục vụ thu nhập

Căn cứ vào tình hình thực tế, biên bản điều tra hiện trạng, giấy xác nhận của UBND xã, Hội đồng BTHT&TĐC và các cơ quan có liên quan xây dựng và tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất thu hồi một cách chính xác theo đúng các quy định đã được ban hành.

Qua đó kết quả tổng hợp về kinh phí bồi thường tài sản trên đất được thể hiện tai bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi tại 02 dự án

STT Hạng mục Số hộ Tỷ lệ (%) Số tiền được hỗ trợ (1.000 đồng )

I Dự án 1. Khu đô thị mới Đông Sơn

1 Hỗ trợ ổn định đời sống và SX 492 89,13 1794.500

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 492 89,13 10.114.300

3 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 20 3,62 100.000

Tổng số tiền được hỗ trợ của dự án 1 12.008.800

II Dự án 2. Đường vành đai phía Tây

1 Hỗ trợ ổn định đời sống và SX 77 90 93.750

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 77 90 4.089.950

3 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 8 10 40.000

Tổng số tiền được hỗ trợ của dự án 2 4.223.700

Nguồn : Tổng hợp từ phòng TN -MT Qua bảng tổng hợp này ta thấy có sự khác nhau về hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tài sản và hỗ trợ di chuyển nhà ở. Đối với dự án I thực hiện theo chính sách bồi thường của nhà đầu tư ( Tổng công ty HUD ) thì mức hỗ trợ có tăng thêm so với quy định hiện hành của chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa gồm các khoản hỗ trợ tạm trú khi chưa xây dựng nhà mới, thưởng tiến độ đối với trường hợp bàn giao mặt bằng sớm. Dự án này cũng hỗ trợ cho những hộ gia đình có diện tích đất tăng so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà nguồn gốc đất tăng sử dụng trước năm 1993 cùng thửa với đất ở, ngoài hạn mức đất ở thì được hỗ trợ bằng 40% giá trị đất ở đây cũng là một trong những chính sách mở của dự án này mà dự án khác không có.

Còn đối với dự án II, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cũng chưa tính toán hỗ trợ cho việc các hộ có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn, đa số các trường hợp có đất nông nghiệp bị thu hồi hiện nay không còn hoặc còn rất ít đất để canh tác. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề của các hộ bị thu hồi 100 % diện tích đất nông nghiệp của hộ cũng giống như mức hỗ trợ đối với các hộ có diện tích ít hơn ( mức hỗ trợ này tính theo m2 đất thu hồi).

4.4.7.2. Ý kiến người dân về thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước

Để xác định giá hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp và di chuyển nhà chúng tôi đã triển khai điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến người dân, kết quả được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ Số TT Các chính sách hỗ trợ Số phiếu điều tra Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

I Dự án 1. Khu đô thị mới Đông Sơn

1 Hỗ trợ ổn định đời sống và SX 70 63 90 7 10

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 70 65 92,8 5 7,2

3 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 20 20 100 0 0

II Dự án II. Đường vành đai Phía Tây

1 Hỗ trợ ổn định đời sống và SX 18 15 83 3 17

2 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 2 2 100 0 0

3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 18 15 83 3 17

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Kết quả tại bảng 4.14 cho thấy:

- Tại dự án 1: có 63/70 hộ hài lòng với chính sách hỗ trợ ổn định đời sống chiếm tỷ lệ 90%; có 7/70 hộ không hài lòng với chính sách hỗ trợ ổn định đời sống chiếm tỷ lệ 10%. Taị dự án 2: có 15/18 hộ chiếm 83% hộ đồng thuận với sự hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, có 17% hộ dân không đồng tình. Như vậy cả 2 dự án có thể thấy đa số các hộ hài lòng với khoản khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

- Về mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tại 02 dự án nghiên cứu: mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm dao động từ 83% dự án 2 đến 92,8% dự án 1; số hộ không nhất trí với đơn giá hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thấp từ 7,2% dự án 1 đến 17% dự án 2.

-Về mức hỗ trợ di chuyển nhà ở, thuê nhà ở tạm được người dân đồng thuận cao và đạt 100% ở cả 2 dự án, vì các hộ có đất ở bị thu hồi ít diện tích, chủ yếu là đất có nguồn gốc do lấn chiếm, các công trình là công trình tạm và sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)