Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần xây dựng kế hoạch cải cách thủ tục hành chính hàng năm sát thực, có tính khả thi cao; nội dung kế hoạch phải rõ việc, cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành và sản phẩm cụ thể. Đảm bảo nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, công khai về thủ tục hành chính của Sở trên các phương tiện thông tin; sớm nâng cấp cổng thông tin của Sởđểđáp ứng yêu
cầu khai thác của cán bộ, công chức cũng như doanh nghiệp, người dân. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đăng tải đầy đủ, kịp thời, thường xuyên các thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của Sở, đểngười dân và doanh nghiệp tiện tra cứu.
Tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề về việc thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực thi công vụ để đảm bảo không có tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan nhà nước.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức; tập trung bồi dưỡng nâng cao kỹnăng nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính, kỹnăng giao tiếp cho đội ngũ công chức liên quan đến thực thi thủ tục hành chính, nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh đưa 100% danh mục thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Sở vào thực hiện tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, đảm bảo tỉnh công khai, minh bạch trong quá trình thực thi các thủ tục hành chính. Tiếp tục sửa đổi quy trình thực thi thủ tục hành chính để cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ - thông tin trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức vềquy định hành chính, trong đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực thi thủ tục hành chính của Sở.
Qua thực hiện nghiên cứu Đề tài:"Đánh giá thực thi các thủ tục hành
chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La đối với doanh
nghiệp", tôi đã đánh giá được tương đối đầy đủ thực trạng việc thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sơn La; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp nhằm thực thi tốt hơn các thủ tục hành chính tại Sở. Tuy nhiên, do điều kiện nguồn lực có hạn nên mới chỉ nghiên cứu sâu việc thực thi thủ tục hành chính của Sở trên 03 lĩnh vực được giải quyết qua thực hiện tiếp nhận và trả kết quảtheo cơ chế “một cửa”; sốlượng phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp còn ít, chưa phản ánh được đầy đủ ý kiến của các thành phần doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Quảng Ninh (2017). http:/baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201707/cai- cach-hanh-chinh-dot-pha-vi-nen-hanh-chinh-phuc-vu-2350126/.
2. Chính phủ (2010). Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính.
3. Chính phủ (2011). Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11-2011 ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
4. Đoàn Thị Hằng (2011). Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thịxã Tam Điệp - Thực trạng và giải pháp đổi mới. Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Thị Hồng Quyên (2014). Đánh giá tình hình triển khai thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”: tại ủy ban nhân dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận
văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
6. Hoàng Văn Huân (2012). Bàn về cải cách thủ tục hành chính. Sở Nội vụ
Vĩnh Phúc.
7. Nguyễn Duy Dũng và Trần Anh Tài (2017). Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập tại: http:/vnu.edu.vn/20nam/C1635/N5038/Cai-cach-hanh-chinh-cua-Nhat-Ban-va-bai- hoc-kinh-nghiem-doi-voi-Viet-Nam.htm
8. Nguyễn Hữu Khiển (2010). Luận về thủ tục hành chính hiện nay, báo Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, số 7/2010, tr.18 - 21.
9. Nghiêm Thị Hồng Vân (2015). “Cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài chính tỉnh Hải Dương” Luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
10. Ngô San (2016). VIETNAM BUSINESS FORUM, vicinew.vn/news/16814/hoa- binh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-tao-hanh-lang-thu-hut-dau-tu.html.
11. Nguyễn Văn Thâm (2009). Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
12. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Trang thông tin điện tử
(http://sonongnghiep.sonla.gov.vn/), Trích dẫn để đưa vào phần khái quát về
chứng năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sơ nn&ptnt, các tthc của sở
13. Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La (2015). Báo cáo số 453/BC-SNN ngày 05/11/2015 về kết quả công tác cải cách hành chính năm 2015, kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2016.
14. Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La (2016). Báo cáo số 430/BC-SNN ngày 02/11/2016 về kết quả công tác cải cách hành chính năm 2016, nhiệm vụ công tác
năm 2017.
15. Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La (2016). Báo cáo số 586/BC-SNN ngày 31/10/2017 của về kết quả công tác cải cách hành chính năm 2017, nhiệm vụ công
tác năm 2018.
16. Sở Nội vụ Sơn La (2017). Kết quả điều tra xã hội học của sở nội vụ để phục vụ đánh giá chỉ số cải cách hành chính
17. Thang Văn Phúc (2001). Cải cách hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Thanh Loan (2017). Tạp chí cộng sản, www.tapchicongsan.org.vn/Home/xay-dung- dang/2017/43203/Ve-nang-luc-thuc-thi-cong-vu-cua-doi-ngu-cong-chuc.aspx). 19. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017). (tks.edu.vn › Thông tin khoa học › Lĩnh
vực khác).
20. UBND tỉnh Sơn La (2016). Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh Sơn La về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2016). Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 08/12/2016 về kết quả công tác cải cách hành chính năm 2016.
22. Văn phòng Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La (2015, 2016, 2017). Báo cáo tổng kết các hoạt động cải cách hành chính của Sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình thực thi các thủ tục hành chính chi tiết * Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồsơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại Tổ2, phường Quyết Thắng, thành phốSơn La.
Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ
thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Hồsơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồsơ.
+ Trường hợp không cấp phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc
qua Bưu điện
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy
định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện vềan toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính đểđối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
+ Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
+ Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉvà điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ
thực vật
- Phí, lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ
thực vật
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
+ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
+ Căn cứ Nghịđịnh số14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Đường sắt;
+ Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủquy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ;
+ Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của BộTài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệphí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
* Cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồsơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La tại Tổ 2, phường Quyết Thắng, Thành phốSơn La.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồsơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Hồsơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồsơ.
Bước 3: Thẩm định hồsơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồsơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồsơ.
Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La quyết định thành lập Đoàn đánh
giá trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 5:Đánh giá thực tế tại cơ sở.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT- BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La thông
báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.
Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc qua Bưu điện.
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT- BNNPTNT).
+ Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 21 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Sơn La.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
- Phí, lệ phí:Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
(Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật). + Cửa hàng: 500.000đ
+ Đại lý: 1.000.000đ
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
+ Chi tiết điều kiện nhân lực
Chủcơ sởbuôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu
chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cốđịnh) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
+ Chi tiết điều kiện địa điểm
Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn
định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.
Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ởnơi cao ráo, thoáng gió.
Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.
Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.
Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.
Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp;
có địa điểm giao dịch cốđịnh, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT.
+ Chi tiết điều kiện trang thiết bị
Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật. Đảm bảo đủ độ
sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ. Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan
phòng cháy, chữa cháy đểởnơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
Có bảo hộlao động bảo vệcá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.