6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp
Một công ty không thể trả nợ đúng hạn và không thể tiếp tục giữ đúng nghĩa vụ thanh toán của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá sản. Không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nhiều đến uy tín của công ty.
Thiếu tiền mặt hoặc tài sản lưu động sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ những ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa. Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến chi phí cao hơn do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của một công ty. Các nhà cung cấp tín dụng, hàng hóa và dịch vụ sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công ty trước khi cho vay hay bán chịu. Thanh khoản đôi khi được yêu cầu bởi các ngân hàng khi họ đánh giá một khoản cho vay. Nếu một công ty cần một khoản vay, ngân hàng có thể sẽ yêu cầu công ty đó duy trì mức thanh khoản tối thiểu nhất định, như một phần của thỏa thuận cho vay. Vì lý do đó, các bước cải thiện thanh khoản là cần thiết.
liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến các nhân viên của mình như: tiền lương, lương hưu, quỹ tích lũy...
Các cổ đông quan tâm đến tính thanh khoản do tác động rất lớn của nó đến lợi nhuận. Các cổ đông có thể không thích tính thanh khoản cao khi lợi nhuận được chia cho các cổ đông và thanh khoản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, các cổ đông cũng nhận thức được rằng không có khả năng thanh khoản sẽ làm cho công ty mất đi những ưu đãi từ các nhà cung cấp, các tổ chức cho vay và ngân hàng; và thậm chí công ty có thể bị phá sản nếu như bị mất tính thanh khoản.
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoản được xem như là mạch máu duy trì sự sống của công ty. Một khi công ty bị mất tính thanh khoản thì sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ và tất nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề về thời gian nếu doanh nghiệp không kịp thời khôi phục được tính thanh khoản. Do đó, việc hiểu rõ về tính thanh khoản của công ty giúp cho các nhà quản lý kinh doanh tránh được các rủi ro thanh khoản trong tương lai.