NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN

1.2.1. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồn nhân lực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng lao động hiện hành. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn chỉ tiêu doanh thu để đánh giá quy mô doanh nghiệp.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng quy mô có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Các công ty lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, có dòng tiền ổn định, khả năng phá sản cũng thấp hơn các công ty nhỏ. Mặt khác, các công ty nhỏ có nhiều khả năng phải đối mặt với khó khăn vay nợ hơn các công ty lớn (Whited, 1992 [49], Fazzari và Petersen, 1993 [25]) và nguồn vốn tín dụng cho các công ty nhỏ có xu hướng “khô” nhanh hơn so với nguồn vốn tín dụng cho các công ty lớn (Fazzari, Hubbard và Petersen 1988 [25]). Ngoài ra, Barclay và Smith (1996) [19] lập luận rằng các công ty lớn hơn sẽ có chi phí tài chính bên ngoài ít tốn kém hơn vì tính kinh tế theo quy mô được tạo ra bởi một phần chi phí cố định đáng kể trong chi phí phát hành cổ phiếu.

Các công ty nhỏ và ít tuổi bị hạn chế thanh khoản hơn so với các công ty lớn và lâu năm, do đó có nhiều khả năng phải đối mặt với các loại hình phân bổ tín dụng.

Cụ thể trong nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ thanh khoản của các công ty ở Canada” của Amarjit Gill và Neil Mathur (2011) [27] trên cơ sở số liệu điều tra 164 công ty ở Canada niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm 2008 - 2010 đã chỉ ra rằng tính thanh khoản có mối tương quan thuận với quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên ở đây, tác giả chọn doanh thu để đánh giá, mà các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản là hàng công nghiệp, thường có giá trị đơn hàng là rất lớn nên khách hàng có xu hướng mua chịu. Do đó doanh nghiệp mặc dù có doanh thu lớn nhưng lại gánh chịu một khoản nợ phải thu lớn nên sẽ làm giảm tính thanh khoản. Giả thuyết quy mô doanh nghiệp sẽ tác động ngược chiều với tính thanh khoản là phù hợp trong trường hợp này.

1.2.2. Nợ ngắn hạn

Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản để nghiên cứu tác động của nợ ngắn hạn đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ của công ty có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài sản lưu động. Động cơ phòng ngừa, ví dụ như cơ hội đầu tư trong tương lai, gây ra nhu cầu nắm giữ thanh khoản. Các công ty có một lịch sử dòng tiền ổn định hơn mong muốn có thanh khoản cao hơn để đáp ứng cho các trường hợp bất trắc (Bruinshoofd and Kool, 2004) [22]. Ngoài ra, các công ty thực hiện vay nợ ngắn hạn nhiều hơn để cố gắng có cấp độ nắm giữ thanh khoản cao hơn vì sự không chắc chắn của tái cấp vốn cho các khoản vay (Holmstrom và Tirole, 1998) [29]. Tuy nhiên, mức độ cao hơn của sự cân bằng thanh khoản có thể làm

trầm trọng thêm vấn đề thông tin bất đối xứng, do đó dẫn đến tăng chi phí tài chính bên ngoài (Myers và Rajan, 1998) [39]. Để giảm thiểu các vấn đề thông tin bất đối xứng, Myers và Rajan [39] mô tả rằng thông qua các kênh giám sát, tăng đòn bẩy có thể sẽ dẫn đến giảm mức độ thanh khoản.

Mức độ đòn bẩy trong công ty đóng một vai trò trong việc xác định mức độ thanh khoản. Với đòn bẩy cao, một công ty phải đối mặt với một mức độ cao hơn của sự không chắc chắn trong việc tiếp cận trong tương lai để vay nợ và mong muốn nắm giữ thanh khoản để phòng ngừa cao.

Baskin (1989) [20] lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chi phí của các quỹ sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động tăng do đó làm giảm tính thanh khoản của các quỹ đó. Hay nói cách khác, tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn. Giả thuyết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [27].

1.2.3. Thời gian tồn kho (ICP)

Hàng tồn kho góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dưới góc độ tỷ số thanh toán hiện hành nhưng nó là tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ. Do đó, khi quá trình luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản. Nếu doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được tiền mặt cho hàng tồn kho mà không làm mất đi giá trị của nó, hàng tồn kho sẽ làm tăng tính thanh khoản. Nếu phải mất một thời gian dài để bán hàng tồn kho, nó sẽ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán được toàn bộ hàng tồn kho. ICP càng nhỏ sẽ càng tốt.

ICP được tính như sau: ICP =

Giá trị hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán trung bình ngày Với:

Giá trị HTK

bình quân =

Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ 2

GVHB trung

bình ngày =

Tổng giá vốn hàng bán năm 365

Trong công tác phân tích tài chính, thời gian tồn kho cũng là một chỉ tiêu đo lường sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Thời gian tồn kho sẽ tác động đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

Thời gian tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này nhỏ cho thấy thời gian tồn kho của hàng hóa trong kho là ngắn, hay nói cách khác doanh nghiệp bán hàng nhanh, không có hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Ngược lại, nếu hệ số này lớn thì thời gian tồn kho dài, hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, mức tồn kho của từng ngành nghề là khác nhau, tùy tính chất của ngành nghề kinh doanh mà xác định mức tồn kho cao hay thấp cho phù hợp.

Trong các mô hình quản lý tiền mặt của Baumol (1952) [21] đặt trọng tâm vào mô hình quản lý hàng tồn kho đã làm nổi bật lên các biến vốn lưu động như là các đại diện cho thanh khoản.

Mặc dù có thể sử dụng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho nhưng trong đề tài này tác giả sử dụng chỉ tiêu số thời gian tồn kho để nghiên cứu tác động

của hàng tồn kho đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Đã có một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi của Pakistan [51] cũng cho thấy rằng có tác động của hàng tồn kho đến thanh khoản của doanh nghiệp. Giả thuyết đưa ra là: Tính thanh khoản có mối quan hệ nghịch chiều với thời gian tồn kho.

1.2.4. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đo lường hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập (độc lập với việc huy động vốn để mua các tài sản đó).

Tỷ suất sinh lời tài sản =

Lợi nhuận trước thuế

x 100% Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu ROA phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có một mối liên hệ đặc biệt đối với người cho vay, hoặc chủ nợ của một công ty. Những người cho vay này có quyền đòi hỏi ưu tiên trên tài sản của công ty trước người chủ sở hữu cổ phần thường. Những người cho vay nhận được phần thu nhập của họ theo như hợp đồng đã ký kết. Công ty thường trả lãi vay trước khi thanh toán các khoản khác, ví dụ như trả cổ tức, cho những người cấp vốn khác. Khi gia hạn nợ hoặc cung cấp các khoản nợ cho công ty, những người cho vay muốn chắc chắn rằng công ty có thể tạo ra mức sinh lợi trên tài sản vượt trội hơn chi phí của nó.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có lãi, dẫn đến thanh khoản của doanh nghiệp càng tăng, hay nói cách khác, tính thanh khoản của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với ROA. Cụ thể trong nghiên cứu của Kim, Mauer và Sherman (1998)

[35] đã cho thấy rằng ROA có mối quan hệ tích cực với tính thanh khoản.

1.2.5. Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao. Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng tài sản ở doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích cân bằng tài chính qua chỉ tiêu và cách tính này nhấn mạnh đến phân tích bên trong. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong mối quan hệ với nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có thể được đại diện bởi vốn lưu động ròng. Nếu vốn lưu động ròng dương có nghĩa là công ty có khả năng chi trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình. Ngược lại, nếu vốn lưu động ròng âm là hiện tại công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình. Trường hợp xấu nhất là công ty có thể bị phá sản.

Như vậy, tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Hay nói cách khác, tài sản ngắn hạn có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của doanh nghiệp. Giả thuyết này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bruishoofd và Kool (2004) [22].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận chung về tính thanh khoản và các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của một công ty. Đồng thời luận văn cũng nêu ra những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp thông qua lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản. Dựa vào cơ sở lý luận đó, tác giả cũng đã đưa ra một số các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty như: quy mô của doanh nghiệp, nợ ngắn hạn, thời gian tồn kho, tỷ suất sinh lợi của tài sản, tài sản ngắn hạn.

Từ những nhân tố nêu ra trong chương này là cơ sở tiền đề cho chương 2, tác giả sẽ tiến hành thiết kế nghiên cứu để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN NGÀNH KHOÁNG SẢN

2.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHOÁNG SẢN

Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh). Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất- chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới.

Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác, do đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.

Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản. Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể

tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn. Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn.

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã nêu ở trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

-Thực trạng tính thanh khoản trong 3 năm của 35 doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? -Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp đó như thế nào?

-Hàm ý chính sách nào để tăng tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản?

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các lý thuyết được nêu ra trong phần lý luận, các biến được đưa ra các giả thuyết như sau:

H1: Các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô càng lớn thì tính thanh khoản càng giảm.

Quy mô doanh nghiệp được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được xác định qua nhiều chỉ tiêu như: tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu hay số lao động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn thường có lợi thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh; thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn và dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay bên ngoài với chi phí tài chính ít tốn kém hơn do tính kinh tế theo quy mô so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.

Trong nghiên cứu này, quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng tổng doanh thu. Có một đặc điểm đáng lưu ý là đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng công nghiệp thì giá trị các đơn hàng là rất lớn nên khách hàng thường có xu hướng mua chịu. Vì vậy nên dù có doanh thu lớn nhưng lại đi kèm một khoản nợ phải thu khá lớn sẽ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp.

H2: Các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khoản mục nợ ngắn hạn càng cao thì tính thanh khoản càng giảm.

Hầu hết các công ty trong ngành khoáng sản đều sử dụng đòn bẩy nợ cao. Do đó, đối với các công ty trong ngành này, nhà đầu tư cần chú ý khi thấy công ty sử dụng quá nhiều nợ. Một tín hiệu hữu ích về mức nợ của công ty là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)