6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.4. Đo lường tính thanh khoản
Đo lường thanh khoản của công ty là một phần không thể thiếu trong phân tích tài chính, đặc biệt là trong định giá tín dụng, và các tỷ số thanh khoản thường được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Điều này được thực hiện bằng cách so sánh tài sản thanh khoản nhất của công ty (hoặc các loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt) với các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó. Nói chung, tỷ số thanh khoản càng cao sẽ càng tốt vì nó chứng tỏ rằng công ty có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn mà vẫn có thể tài trợ cho các hoạt động liên tục của mình. Mặt khác, tỷ số thanh khoản thấp sẽ đem đến một dấu hiệu tiêu cực cho các nhà đầu tư vì nó
cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
Có ba tỷ số thông thường để đo lường thanh khoản của một công ty, bao gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời. Khác biệt lớn nhất giữa ba tỷ số này là loại tài sản được sử dụng để tính toán. Trong khi các tỷ số thanh toán sử dụng các tài sản lưu động thì với mỗi tỷ số thận trọng hơn sẽ loại trừ một số tài sản lưu động có tính thanh khoản giảm dần.
Ngoài ba tỷ số này, hiện nay chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng được nhiều nhà phân tích ưa chuộng sử dụng để phân tích, đánh giá tính thanh khoản của một công ty.
a. Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành có lẽ là tỷ số thanh toán phổ biến nhất được sử dụng để đo lường thanh khoản của một công ty, được xác định bằng cách lấy thương số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán
hiện hành =
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán và các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Ý nghĩa của tỷ số thanh toán hiện hành là cho thấy một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hay giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao chưa hẳn đã tốt. Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu nhiều, hành tồn kho bị ứ đọng).
Hạn chế của chỉ tiêu này là nó dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tài sản ngắn hạn của công ty, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để đáp ứng tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Trong thực tế, điều này là không thể xảy ra. Nhà đầu tư phải nhìn một công ty như là một hoạt động liên tục. Thời gian để chuyển đổi tài sản vốn lưu động của công ty thành tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại mới chính là chìa khóa cho thanh khoản của công ty. Do đó, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Nói một cách khác, đôi khi tỷ số này sẽ “gây hiểu nhầm”.
Một so sánh đơn giản, nhưng chính xác, về vị trí hiện tại của hai công ty sẽ minh họa cho sự yếu kém của việc dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành hoặc vốn lưu động là một chỉ số duy nhất để đánh giá tính thanh khoản.
Bảng 1.1. So sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính thanh khoản
Chỉ tiêu Công ty MNP Công ty XYZ
Tài sản ngắn hạn 800$ 400$
Nợ ngắn hạn 400$ 400$
Vốn lưu động 400$ 0$
Tỷ số thanh toán hiện hành 2,0 1,0
Thoạt nhìn vào kết quả tính toán tỷ số thanh toán hiện hành, công ty MNP có vẻ như là người chiến thắng áp đảo trong cuộc thi thanh khoản. Công ty MNP có một khoản dự trữ dồi dào của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện hành dường như tốt, và vốn lưu động là 400$. Công ty XYZ không có biên độ an toàn giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện hành dường như yếu kém, và không có vốn lưu động.
Tuy nhiên, nếu giả định như:
(1) Nợ ngắn hạn của hai công ty có thời hạn thanh toán trung bình là 30 ngày.
(2) Công ty MNP cần 6 tháng (180 ngày) để thu hồi các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho là 365 ngày 1 vòng.
(3) Công ty XYZ được khách hàng thanh toán ngay và có số vòng quay hàng tồn kho là 365 ngày 24 vòng.
Như vậy, trong ví dụ này, công ty MNP là rất kém thanh khoản và không thể hoạt động theo các điều kiện trên. Các hóa đơn thanh toán của MNP đến nhanh hơn so với tốc độ sản sinh ra tiền mặt, trong khi đó, MNP không thể thanh toán các hóa đơn này bằng vốn lưu động mà phải thanh toán bằng tiền mặt. Lúc này, công ty XYZ có thanh khoản tốt hơn nhiều vì quá trình chuyển đổi tiền mặt của nó nhanh hơn.
Để giải quyết hạn chế của chỉ tiêu này, khi phân tích có thể loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, như: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý...
b. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số thanh khoản chọn lọc hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành bởi nó đo lường tổng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhất có thể trang trải nợ ngắn hạn, bằng cách loại trừ chỉ tiêu hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác ra khỏi tử số vì hai bộ phận này có giá trị và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất. Do đó, tỷ số thanh toán nhanh cho phép đánh giá tốt hơn tính thanh khoản của doanh nghiệp so với tỷ số thanh toán hiện hành.
Tỷ số thanh toán
nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty có lành mạnh hay không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, hay nói cách khác, doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, khi tiến hành so sánh giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của một công ty, nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn đáng kể, điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Ngoài ra, cần phải so sánh tỷ số thanh toán nhanh của năm nay so với những
năm trước để nhận diện xu hướng biến động, và so sánh với tỷ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh.
Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chắc chắn bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Ở một khía cạnh khác, nếu tỷ số thanh toán nhanh quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao.
Xét về tính khả thi theo lý thuyết, như một công ty hoạt động liên tục phải chú trọng vào thời gian cần để chuyển đổi các tài sản vốn lưu động sang tiền mặt, đó là thước đo thực sự của thanh khoản. Vì vậy, nếu các khoản phải thu có thời gian chuyển đổi sang tiền mặt là một vài tháng chứ không phải vài ngày, thì lúc này thuộc tính “nhanh” của chỉ số này là một vấn đề cần xem xét lại.
c. Tỷ số thanh toán tức thời
Tỷ số thanh toán tức thời là một chỉ số thanh khoản của công ty, tiếp tục được chọn lọc hơn cả tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh, bằng cách đo lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các quỹ đầu tư trong tài sản ngắn hạn để trang trải nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn
So với hai tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán ngay, tỷ số thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Nó chỉ nhìn vào các tài sản ngắn hạn thanh khoản nhất của công ty, đó là những tài sản có thể dễ dàng được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại một cách nhanh chóng nhất. Tỷ số này bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu vì không có sự đảm bảo rằng hai khoản mục này có thể được chuyển đổi nhanh thành tiền mặt để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên rất ít công ty sẽ có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để trang trải đầy đủ nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Đây không nhất thiết là một vấn đề xấu. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở một mức cao để đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ như cho vay ngắn hạn).
Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Vì vậy, tỷ số thanh toán tức thời ít khi được sử dụng trong báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản một công ty.
d. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty có được hàng tồn kho thông qua phương thức mua chịu, lượng hàng tồn kho này lần lượt được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc để bán. Các sản phẩm hoặc hàng hóa này sau đó được bán và đôi khi được bán dưới phương thức tín dụng cho khách hàng. Những hoạt động này tạo ra những khoản phải trả và những khoản phải thu, không có tiền mặt được trao đổi cho đến khi công ty thu được các khoản phải thu và giải quyết các khoản phải trả.
Để đo được thời gian, tức số ngày mà công ty phải mất để chuyển đổi nguồn lực đầu vào trong lưu chuyển tiền tệ, Verlyn Richards và Eugene Laughlin đã giới thiệu chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC) vào năm 1980 trong bài viết “Một sự tiếp cận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để phân tích tính thanh khoản”, Quản lý tài chính, Vol.9, No.1 [47].
Nói cách khác, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh độ dài của thời gian mà một công ty bán hàng tồn kho, thu thập các khoản phải thu và trả các hóa đơn của mình.
Theo thông lệ, chỉ tiêu này càng thấp sẽ càng tốt. Điều này là do, khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt rút ngắn, tiền mặt trở thành miễn phí cho một công ty đầu tư vào thiết bị mới hay cơ sở hạ tầng hoặc các hoạt động khác để thúc đẩy đầu tư trở lại. Hay nói cách khác, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của công ty, bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chi phí cao càng lớn. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí trong điều kiện doanh số của công ty không đổi.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng là một cách hữu dụng để đánh giá dòng tiền của công ty bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào vốn lưu động, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn so với phương pháp truyền thống (sử dụng tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời) vốn chỉ tập trung vào các giá trị cố định trên bảng cân đối kế toán (Bùi Kim Phương, 2013) [8]. Ngoài ra, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt còn có thể hữu ích trong việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh và đánh giá hiệu quả quản lý.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính theo công thức sau: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
= ICP + RCP – PDP (1) (CCC – Cash Conversion Cycle)
Trong đó:
* ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (Inventory Conversion Period)
Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán được toàn bộ hàng tồn kho. ICP càng nhỏ sẽ càng tốt.
ICP được tính như sau: ICP =
Giá trị hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán trung bình ngày Với:
Giá trị HTK
bình quân =
Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ 2
GVHB trung
bình ngày =
Tổng giá vốn hàng bán năm 365
* RCP là kỳ thu tiền khách hàng (Receivable Conversion Period)
RCP tính toán số ngày mà công ty cần để thu thập các khoản phải thu. Nếu như mua bán chỉ qua tiền mặt thì RCP sẽ bằng không, nhưng hầu hết các công ty đều cho phép khách hàng mua tín dụng. RCP càng nhỏ chứng tỏ công ty nhanh thu hồi được các khoản tín dụng, như vậy sẽ càng tốt cho công ty.
RCP được tính như sau: RCP =
Số dư bình quân nợ phải thu Doanh thu trung bình ngày Với:
Số dư bình quân nợ phải thu =
Số dư phải thu đầu kỳ + Số dư phải thu cuối kỳ 2
Doanh thu trung bình ngày =
Tổng doanh thu năm 365
* PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (Payable Deferral Period)
PDP tính toán số ngày công ty cần để thanh toán các hóa đơn của mình. Một công ty có thể nắm giữ tiền mặt càng lâu thì sẽ tốt hơn cho tiềm năng đầu tư của mình. Trong trường hợp này, số ngày càng lâu sẽ càng tốt.
PDP được tính như sau: PDP =
Số dư bình quân nợ phải trả Giá vốn hàng bán trung bình ngày Với:
Số dư bình quân nợ phải trả =
Số dư phải trả đầu kỳ + Số dư phải trả cuối kỳ 2
GVHB trung
bình ngày =
Tổng giá vốn hàng bán năm 365