6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nợ ngắn hạn
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản để nghiên cứu tác động của nợ ngắn hạn đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ của công ty có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài sản lưu động. Động cơ phòng ngừa, ví dụ như cơ hội đầu tư trong tương lai, gây ra nhu cầu nắm giữ thanh khoản. Các công ty có một lịch sử dòng tiền ổn định hơn mong muốn có thanh khoản cao hơn để đáp ứng cho các trường hợp bất trắc (Bruinshoofd and Kool, 2004) [22]. Ngoài ra, các công ty thực hiện vay nợ ngắn hạn nhiều hơn để cố gắng có cấp độ nắm giữ thanh khoản cao hơn vì sự không chắc chắn của tái cấp vốn cho các khoản vay (Holmstrom và Tirole, 1998) [29]. Tuy nhiên, mức độ cao hơn của sự cân bằng thanh khoản có thể làm
trầm trọng thêm vấn đề thông tin bất đối xứng, do đó dẫn đến tăng chi phí tài chính bên ngoài (Myers và Rajan, 1998) [39]. Để giảm thiểu các vấn đề thông tin bất đối xứng, Myers và Rajan [39] mô tả rằng thông qua các kênh giám sát, tăng đòn bẩy có thể sẽ dẫn đến giảm mức độ thanh khoản.
Mức độ đòn bẩy trong công ty đóng một vai trò trong việc xác định mức độ thanh khoản. Với đòn bẩy cao, một công ty phải đối mặt với một mức độ cao hơn của sự không chắc chắn trong việc tiếp cận trong tương lai để vay nợ và mong muốn nắm giữ thanh khoản để phòng ngừa cao.
Baskin (1989) [20] lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chi phí của các quỹ sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động tăng do đó làm giảm tính thanh khoản của các quỹ đó. Hay nói cách khác, tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn. Giả thuyết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [27].