MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC

Tập trung giải quyết tốt cân đối về tài chính và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển ngành khoáng sản.

Cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa trong các doanh nghiệp thuộc ngành khoáng sản, chuyển các doanh nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần để hùn vốn liên doanh, liên kết cùng phát triển.

Cần có một số chính sách nhằm giúp doanh nghiệp khoáng sản có thể huy động vốn trong tình trạng khó khăn hiện nay như giảm lãi suất cho vay, ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, cho vay ưu đãi...

Đồng thời kích cầu cho ngành khoáng sản bằng cách chỉ đạo khởi động lại một số dự án đầu tư công như đảm bảo an toàn, nâng cấp và hỗ trợ các khu vực khai thác...

Có chính sách thị trường đúng đắn để giữ vững và mở rộng thị trường khoáng sản trong và ngoài nước.

Thị trường là nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển song cũng là môi trường cạnh tranh gay gắt, nhất là thời điểm hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, để ổn định thị trường đã có và tạo ra thị trường mới đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản là rất quan trọng.

Cần hạn chế sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng cường sử dụng hàng nội, sản phẩm của các doanh nghiệp và cho các công trình xây dựng trong nước.

Chính phủ cần có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp tạo mối quan hệ để thâm nhập vào thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giúp cho việc tiêu thụ khoáng sản được dễ dàng làm cho thị trường khoáng sản trong nước ngày càng rộng mở, hoạt động ngày càng hiệu quả.

 Đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản :

Bên cạnh việc duy trì các kênh huy động truyền thống, các doanh nghiệp cũng nên có nhiều giải pháp để huy động nợ dài hạn, chứ không nhất thiết là phải đi vay của các tổ chức tín dụng . Các công ty cần phải đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn. Qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong tương lai. Các nhà quản trị cần phải nhìn nhận rõ hơn về các lợi thế mà lá chắn thuế mang lại.

Doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến vấn đề thông tin bất đối xứng bằng cách tăng cường cải thiện chất lượng báo cáo tài chính theo hướng rõ ràng, đáng tin cậy, loại trừ tính chất đối phó… từ đó tạo sự tin tưởng đối với người cho vay.

 Đối với ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại nên điều chỉnh một số chính sách cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất. Ngân hàng có thể linh hoạt hình thức cho vay như cho vay có bảo đảm bằng hàng hóa, các khoản phải thu với tỷ lệ thích hợp hoặc dựa trên khả năng cạnh tranh của sản phẩm…

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng dường như chưa thực sự quan tâm đến tính thanh khoản mà chỉ chú trọng đến quy mô, tỷ trọng tài sản cố định của doanh nghiệp ngành khoáng sản. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu nới lỏng điều kiện vay vốn cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.

 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Ngân hàng:

Nhà nước cần có chế độ chính sách lãi suất, chính sách tín dụng riêng cho các tổ chức tín dụng khi cho vay hoặc cung cấp các sản phẩm ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành khoáng sản, đặc biệt làm các doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét tăng cường bảo lãnh tín dụng để có cơ sở đảm bảo cho các nhà đầu tư về khả năng, năng lực hoạt động cũng như năng lực thanh toán của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ những kết quả phân tích ở chương 3, tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản nói chung và tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Để nâng cao tính thanh khoản, đầu tiên các nhà quản lý cần quan tâm đến việc tăng cường chất lượng quản trị tín dụng bằng cách xây dựng chính một chính sách tín dụng chặt chẽ. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm đến việc hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho, sử dụng đòn bẩy nợ hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực từ bên trong doanh nghiệp thì sự hỗ trợ, giải pháp từ địa phương và Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến việc nâng cao tính thanh khoản cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn đã cho thấy thực trạng tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản ở Việt Nam còn thấp, đồng thời kết quả cũng cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp này. Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên bên cạnh các kết quả đạt được luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót.

1. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khoáng sản. Những giải pháp đề xuất đều dựa trên những cơ sở lý luận cũng như có sự liên hệ thực tiễn hoạt động của ngành: chất lượng tín dụng thương mại (mua bán chịu), chính sách quản trị hàng tồn kho hợp lý, xác định cấu trúc vốn và tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động

1.1. Về nghiên cứu lý thuyết

- Hệ thống lại các lý thuyết về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

- Xác định được các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.

- Bằng thống kê toán học và sử dụng phần mềm Stata, đề tài đã thiết kế nghiên cứu, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp: quy mô, nợ ngắn hạn, thời gian tồn kho, tỷ suất sinh lời tài sản, tài sản ngắn hạn.

1.2. Về ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài khái quát đặc điểm của ngành khoáng sản và thực trạng về tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 5 nhân tố: quy mô, nợ ngắn hạn, thời gian tồn kho, tỷ suất sinh lợi của tài sản, tài sản ngắn hạn. Kết quả kiểm định mô hình cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, bao gồm: quy mô, nợ ngắn hạn, thời gian tồn kho, tài sản ngắn hạn. Riêng suất sinh lợi của tài sản (ROA) thì chưa tìm thấy bằng chứng thống kê chứng minh sự ảnh hưởng của nó đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

- Đưa ra một số hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản cũng như nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.

2. HẠN CHẾ

- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 35 doanh nghiệp, các doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần kinh doanh khoáng sản mà còn sản xuất và một số hoạt động kinh doanh khác.

- Quá trình thu thập và xử lý số liệu của đề tài còn hạn chế do việc tính toán các số liệu tài chính của doanh nghiệp đều hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chủ quan.

- Phạm vi nghiên cứu chỉ hạn chế ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, chưa có điều kiện tìm hiểu ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp khác.

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục các hạn chế trên để hoàn thiện các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai.

Do đề tài còn mới, tác giả chưa có nhiều tài liệu tham khảo, thời gian nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy cô cùng các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

[1] Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh

nghiệp, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế.

[2] Nguyễn Khánh Duy (2009), Dữ liệu bảng (Eviews), Bài giảng Kinh tế lượng

ứng dụng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[3] Nguyễn Phương Hà (2013), Luận văn cao học khóa 25, Đại học Kinh tế TP. Đà Nẵng.

[4] Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Văn Hiền (2014), “Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 282, 33-47.

[5] Đinh Công Khải (2015), Dữ liệu bảng (Stata), Bài giảng Kinh tế lượng ứng dụng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[6] Đinh Công Khải (2015), Dữ liệu bảng (Panel data), Bài giảng Kinh tế lượng

ứng dụng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[7] Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn - từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, năm thứ 26, số 6, 58 – 74.

[8] Bùi Kim Phương (2013), “Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt”, http://ktkt.vanlanguni.edu.vn/chi-tiet-chuyen-san/chu-ky-chuyen- doi-tien-mat-182.html.

[9] Vương Đức Hoàng Quân và cộng sự (2014), “Mối liên hệ giữa Quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2013”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 101, 23-31.

[10] Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2007), Giáo trình phân tích

hoạt động kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế.

[11]Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính DN hiện đại, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[12]Trương Quang Thông (2013), “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển

kinh tế, 276.

[13] Nguyễn Đình Thiên và cộng sự (2014), “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Đại

học Thủ Dầu Một, số 6(19), 24-32.

[14] Cao Hào Thi và Đinh Công Khải (2015), Mô hình kinh tế lượng động, kiểm định nhân quả Granger và phân tích dữ liệu bảng, Bài giảng kinh

tế lượng ứng dụng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[15] Võ Xuân Vinh (2014), “Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ

ngân hàng, số 101, 32 – 40.

[16] Lê Hoàng Vinh (2015), Luận án tiến sĩ kinh tế - Đề tài "Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp", Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

[17] Amihud, Y., Mendelson, H. (2012), “Liquidity, The Value of Firm, and Corporate Finance”, Journal of Applied Corporate Finance, 24 (1), pp. 17-32.

[18] Afza, T. and Adnan, M. (2007) , “Determinants of corporate cash holdings: A case study of Pakistan”, Proceedings of Singapore Economic Review

Conference, August,pp. 01-04, https://editorialexpress.com/cgi-

[19] Barclay, MJ. and Smith, CW Jr. (1996), “On financial architecture: Leverage, maturity and priority”, Journal of Applied Corporate

Finance, 8, 4-17.

[20] Baskin, J. (1989), “Dividend Policy and the Volatility of Common Stock”,

Journal of Portfolio Management, 15 (3), pp. 19-25.

[21] Baumol, W.C. (1952), “The transactions demand for cash: an inventory theoretic approach”, Quarterly Journal of Economics, 66 (4), pp. 545- 556.

[22] Bruinshoofd, W.A., and Kool, C.J.M. (2004), “Dutch corporate liquidity management: new evidence on aggregation”, Journal of Applied

Economics, 7 (2), pp. 195-230.

[23] Chen, N. và Mahajan, A. (2010), “Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence”, International Research Journal of Finance and Economics, Vol. 35, pp. 112-129. [24] Fazzari S., R. G. Hubbard, and B. Petersen (1988), “Financing Constraints

and Corporate Investment”, Brooking Papers on Economic Activity, 1, pp. 141-195.

[25] Fazzari, S., and B. Petersen (1993), “Working Capital and Fixed Investment: New Evidence on Financing Constrains”, RAND Journal

of Economics, 24, pp. 328-342.

[26] Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S. (2004), “Why Do Firms Hold Cash? Evidence from EMU Countries”, European Financial Management Vol. 10 No. 2 pp. 295-319.

[27] Gill, A., Mathur, N. (2011), “Factor that influence corporate liquidity holdings in Canada”, Journal of Applied Finance & Banking, 1 (2), pp. 133-153.

[28] Hirigoyen, G. (1985), Rentabilité et solvabilité, Direction et Gestion, 3, pp. 13-26.

[29] Holmstrom, B., Tirole, J. (1998), “Private and public supply of liquidity”,

Journal of Political Economy, 106 (1), pp. 1-40.

[30] Horne, J., David, A. (1968), “The liquidity impact of debt management”,

Southern Economic Journal, 34 (4), pp. 526-537.

[31] Isshaq, Z. and Bokpin, G.A. (2009), “Corporate liquidity management of listed firms in Ghana”, Asian Pacific Journal of Business

Administration, 1 (2), pp. 189-198.

[32] Jacob Boudoukh, Matthew Richardson, Tom Smith and Robert F. Whitelaw (1999), “Ex Ante Bond Returns and The Liquidity Preference Hypothesis”, Journal of Finance, 54 (3), pp. 1153-1167. [33] Kaldor, N. (1939), “Speculation and Economic Stability”, The Review of

Economic Studies, October, pp. 1-27.

[34] Keynes, J.M. (1936), The General Theory of Employment, Interest and

Money, Macmillan, London.

[35] Kim, C.S, Mauer, D.C. and Sherman, A.E. (1998), “The determinants of corporate liquidity: Theory and Evidence”, Journal of Financial and

Quantitative Analysis, 33 (3), pp. 335-359.

[36] Moss, J. D. and Stine, B. (1993), “Cash conversion cycle and firm size: a study of retail firms”, Managerial Finance, 19 (8), pp. 25-34.

[37] Mott, T. (1985-1986), “Towards a Post-Keynesian Formulation of Liquidity Preference”, Journal of Post Keynesian Economics Winter, 8 (2), pp. 222-232.

[38] Muhammad Usama (2012), “Working capital Management and it’s affect om firm’s profitability and liquidity: In other food sector of Karachi Stock Exchange”, Arabian Journal of Business and Management

[39] Myers, S.C., Rajan, R.G. (1998), “The paradox of liquidity”, The Quarterly Journal of Economics, 113 (3), pp. 733-771.

[40] Myers, S.C., Majluf, N.S. (1984), “Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”,

Journal of Financial Economics, 13 (2), pp. 187-221.

[41] Niaz Ahmed Bhutto ,Ghulam Abbas, Mujeeb-ur-Rehman and Syed Mir M. Shah (2011), “Relationship of Cash Conversion Cycle with Firm Size, Working Capital Approaches and Firm’s Profitability: A Case of Pakistani Industries”, Pakistan Journal of Engineering and Applied

Sciences, 1 (2), pp. 45-64.

[42] Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R. and Williamson, R. (1999), “The determinants and implications of corporate cash holdings”, Journal of

Financial Economics, 52 (1), pp. 3-46.

[43] Petersen, Mitchell A. and Raghuram G. Rajan (1994), “The Benefits of Firm-Creditor Relationships: Evidence from Small Business Data”,

Journal of Finance, 49, pp. 3-37.

[44] Reilly, F.K., Brown, K.C. (2003), “Investment Analysis and Portfolio Management”, South Western, 7th Edition.

[45] Smith, C. (1986), "Raising Capital: Theory and Evidence", Midland

Corporate Finance Journal, 4 (1), pp. 6-22.

[46] Uyar, A. (2009), “The Relationship of Cash Conversion Cycle with Firm Size and Profitability: An Empirical Investigation in Turkey”,

International Research Journal of Finance and Economics, 24, pp.

1450-2887.

[47]Verlyn Richards và Eugene Laughlin (1980), “Một sự tiếp cận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để phân tích tính thanh khoản”, Quản lý tài chính, Vol.9, No.1.

[48] Wells, P. (1983), “A Post Keynesian View of Liquidity Preference and the Demand for Money”, Journal of Post Keynesian Economics, 5 (4). [49] Whited, Toni M. (1992), “ Debt, Liquidity Constraints, and Corporate Investment: Evidence from Panel Data”, Journal of Finance, 47 (4), pp. 1425-1460.

[50] W.Wongthatsanekorn (2010), “Study of Cash-to-Cash Cycle Management on Profitability of Private Hospital in Thailand by Regular and Panel Data Regression Analyses”, World Congress on

Engineering and Computer Science, 2.

[51] http://www.ukessays.com/dissertation/literature-review/research-on-the- factors -affecting-corporate-liquidity.php

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niểm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

1. Công ty cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới - ALV

2. Công ty Cổ phần Khoáng sản Á Châu - AMC

3. Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á – BAM

4. Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến Khoáng sản Bắc Giang - BGM

5. Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn – BKC

6. Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định – BMC

7. Công ty cổ phần Khoáng sản Becamex – BMJ

8. Công ty cổ phần CMISTONE Việt Nam – CMI

9. Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Khai thác mỏ Vinavico – CTM

10.Công ty Cổ phần Khoáng sản FECON – FCM

11.Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang – HGM

12.Công ty cổ phần Khoáng sản Hòa Bình – KHB

13.Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long – KHL

14.Công ty Cổ phần Công Nghiệp Khoáng Sản Bình Thuận – KSA

15.Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương – KSB

16.Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico – KSH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)