6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1. TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
Tín dụng thương mại là một phương tiện để thu hút khách hàng mới và giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nhiều công ty đã thay đổi các điều khoản tín dụng chuẩn của họ để lôi kéo các khách hàng mới và để giành được các đơn hàng lớn. Việc mở rộng tín dụng có thể kích thích doanh thu tăng lên và cũng là một cách giảm giá hữu hiệu giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên điều đó có thể làm cho bộ phận tài chính của công ty phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và dòng tiền, làm tăng rủi ro kinh doanh. Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng nới lỏng đối
với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số. Do đó, việc nâng cao chất lượng quản trị tín dụng trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, và mục đích lớn nhất của công tác quản trị tín dụng là rút ngắn chu kỳ quay của các khoản phải thu nhưng vẫn đảm bảo được doanh số bán của công ty. Để hạn chế rủi ro, công ty nên xây dựng một chính sách tín dụng chặt chẽ với kỳ hạn thanh toán hợp lý để cải thiện dòng tiền hoạt động và khả năng sinh lời đồng thời không bị mất các khách hàng tốt của công ty. Chính sách tín dụng của công ty thông qua việc kiểm soát các vấn đề sau:
* Tiêu chuẩn tín dụng
Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu.
Quan tâm, so sánh tiêu chuẩn tín dụng giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.
Khi hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu, nhà quản lý cần quan tâm đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu.
* Thời hạn bán chịu
Khi quyết định thời hạn bán chịu, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố như: rủi ro kinh doanh của khách hàng, khối lượng hàng mua và loại hàng hóa công ty bán cho khách hàng.
* Chính sách chiết khấu
Công ty có thể đề nghị một khoản chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lượng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn.
Bên cạnh xiệc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và theo dõi các khoản phải thu một cách chi tiết, cụ thể. Có thể áp dụng một số phương pháp phân tích, đánh giá như:
* Xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp
Phân loại các khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi từ cao đến thấp, từ đó xác định được rủi ro các khoản phải thu khó đòi nhằm đưa ra các biện pháp thu hồi và xử lý nợ kịp thời.
* Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân doanh nghiệp thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn, ngược lại, nếu kỳ thu tiền bình quân dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải thu chậm. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó, nhà quản lý cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
* Phân tích tuổi của các khoản phải thu
Việc xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm nhất định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các chính sách quản lý và biện pháp thu hồi nợ hợp lý.
* Xác định số dư khoản phải thu
hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể.