6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Thời gian tồn kho
Hàng tồn kho góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dưới góc độ tỷ số thanh toán hiện hành nhưng nó là tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ. Do đó, khi quá trình luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản. Nếu doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được tiền mặt cho hàng tồn kho mà không làm mất đi giá trị của nó, hàng tồn kho sẽ làm tăng tính thanh khoản. Nếu phải mất một thời gian dài để bán hàng tồn kho, nó sẽ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán được toàn bộ hàng tồn kho. ICP càng nhỏ sẽ càng tốt.
ICP được tính như sau: ICP =
Giá trị hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán trung bình ngày Với:
Giá trị HTK
bình quân =
Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ 2
GVHB trung
bình ngày =
Tổng giá vốn hàng bán năm 365
Trong công tác phân tích tài chính, thời gian tồn kho cũng là một chỉ tiêu đo lường sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Thời gian tồn kho sẽ tác động đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.
Thời gian tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này nhỏ cho thấy thời gian tồn kho của hàng hóa trong kho là ngắn, hay nói cách khác doanh nghiệp bán hàng nhanh, không có hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Ngược lại, nếu hệ số này lớn thì thời gian tồn kho dài, hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, mức tồn kho của từng ngành nghề là khác nhau, tùy tính chất của ngành nghề kinh doanh mà xác định mức tồn kho cao hay thấp cho phù hợp.
Trong các mô hình quản lý tiền mặt của Baumol (1952) [21] đặt trọng tâm vào mô hình quản lý hàng tồn kho đã làm nổi bật lên các biến vốn lưu động như là các đại diện cho thanh khoản.
Mặc dù có thể sử dụng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho nhưng trong đề tài này tác giả sử dụng chỉ tiêu số thời gian tồn kho để nghiên cứu tác động
của hàng tồn kho đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Đã có một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi của Pakistan [51] cũng cho thấy rằng có tác động của hàng tồn kho đến thanh khoản của doanh nghiệp. Giả thuyết đưa ra là: Tính thanh khoản có mối quan hệ nghịch chiều với thời gian tồn kho.