ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHOÁNG SẢN

Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh). Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất- chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới.

Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác, do đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.

Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản. Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể

tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn. Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn.

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã nêu ở trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

-Thực trạng tính thanh khoản trong 3 năm của 35 doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? -Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp đó như thế nào?

-Hàm ý chính sách nào để tăng tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản?

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)