SỰ KHÁC BIỆT QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4 SỰ KHÁC BIỆT QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC

HỌC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

- Tại Việt Nam:

Theo phƣơng án tuyển sinh mới nhất năm 2017, học sinh lớp 12 tại Việt Nam phải tham gia kỳ thi THPT Quốc gia nhằm mục đích cùng lúc xét tốt nghiệp THPT và đầu vào đại học. Thí sinh THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Thí sinh giáo dục thƣờng xuyên dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi độc lập là Tốn, Ngữ văn và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi sính đƣợc chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp. Điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ đƣợc chọn để tính điểm xét cơng nhận tốt nghiệp THPT.

Theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy ban hành ngày 25/1/2017 nêu rõ: căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ xác định ngƣỡng đảm bảo chất lƣợng đầu vào đại học để các trƣờng xây dựng phƣơng án xét tuyển. Đồng thời, thí sinh đƣợc đăng ký xét tuyển khơng giới hạn số nguyện vọng, số trƣờng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ƣu tiên từ cao xuống thấp. Đối với các trƣờng không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển có thể tổ chức tuyển sinh riêng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Từ những thông tin trên có thể thấy, học sinh lớp 12 có nhiều cơ hội lựa chọn để vào đại học hơn so với những năm trƣớc, vì thế nếu HS khơng xác định rõ ngành nghề tƣơng lai mình muốn theo học sẽ rất khó để lựa chọn trƣờng phù hợp với bản thân.

- Tại các quốc gia khác trên thế giới

Ở một số quốc gia, họ chuộng phƣơng án không tổ chức tuyển sinh đại học trên tồn quốc. Ví dụ nhƣ tại Mỹ, các trƣờng đại học tuyển sinh khơng dựa vào một kỳ thi chung tồn quốc mà dựa vào kết quả kiểm tra của hai cuộc thi độc lập là SAT (Scholastic Achivement Test, thi Anh văn và Toán) và ACT (American College Test, thi Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học). Mỗi cuộc thi đƣợc tổ chức 04 lần/năm. Điểm chung của hai kỳ thi này là đều chú trọng đánh giá khả năng tƣ duy và phân tích, vận dụng kiến thức của thí sinh thay vì kiểm tra khối lƣợng kiến thức mà thí sinh tích lũy đƣợc. Thêm vào đó, dựa vào đăng ký của thí sinh, ACT cịn đƣa ra bộ câu hỏi nhằm đánh giá năng khiếu và sở trƣờng của thí sinh và tƣ vấn cho sinh viên nên chọn học ngành nào trong kết quả thi đƣợc gửi về. Sau đó, học sinh cuối cấp trung học sẽ gửi bảng điểm trung học, kết quả thi SAT hoặc ACT và bài luận tới khoảng 05 đến 06 trƣờng đại học. Các trƣờng sẽ dựa trên những kết quả này để lựa chọn sinh viên mới.

Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy xu hƣớng tuyển sinh ở Việt Nam là vẫn duy trì kỳ thi chung với quy mơ tồn quốc để tuyển sinh đại học. Ngƣợc lại, các nƣớc phƣơng Tây lại áp dụng hình thức xét tuyển gọn nhẹ, với các yếu tố nhƣ thành tích của thí sinh tại trƣờng trung học, kỹ năng tƣ duy, phân tích vấn đề, vận dụng kiến thức... đƣợc cân nhắc. Đồng thời HS đã đƣợc định hƣớng nghề nghiệp trƣớc khi quyết định trƣờng mình sẽ dự tuyển trong tƣơng lai. Từ những khác biệt trên và thông qua các nghiên cứu từ mơ hình nƣớc ngồi, tác giả phân tích và lựa chọn các yếu tố thật sự phù hợp với quy chế tuyển sinh tại Việt Nam để mơ hình nghiên cứu mang tính thực tế và bám sát nhu cầu xã hội.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng này trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, một số nghiên cứu trƣớc về chọn trƣờng của HS do các tác giả trong và ngoài nƣớc: Chapman (1981), Jackson (1982), Litten (1982), Cosser và Toit (2002), Dana D.Clayton (2013), M.J.Burns và các cộng sự, Cabera và La Nasa, Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), Trƣơng Thị Vân Anh (2016), Nguyễn Minh Hà (2011), Nguyễn Phƣơng Toàn (2011). Đồng thời kèm với khảo sát chuyên sâu đƣợc triển khai tại các trƣờng THPT tở Đà Nẵng, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố lựa chọn trƣờng đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng” trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 2.1 MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)