Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 64 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lƣợng cho phép lƣợng hóa và đo lƣờng những thông tin thu thập bằng những con số cụ thể. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất có thể điều chỉnh để đƣa ra mô hình nghiên cứu chính thức.

- Bƣớc 1: Nhận biết các yếu tố khi học sinh chọn trƣờng đại học thông qua nghiên cứu định tính.

Dựa trên nghiên cứu định tính tác giả xác định 5 yếu tố lựa chọn trƣờng đại học gồm: danh tiếng của trƣờng đại học, cơ hội việc làm, chi phí học tập, khả năng trúng tuyển và truyền thông tƣ vấn.

- Bƣớc 2: Phân biệt và chọn mức độ quan trọng của các tiêu chí cho từng yếu tố.

Tác giả tiến hành hiệu chỉnh và xây dựng hệ thống tiêu chí độc lập cho 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1 Bảng tiêu chí của các yếu tố lựa chọn trường đại học

STT Yếu tố Tiêu chí Mã hoá

1 Danh tiếng của trƣờng đại học Nổi tiếng 2

Trung bình 1

2 Cơ hội việc làm Cao 2

Trung bình 1

3 Chi phí học tập Cao 2

Trung bình 1

4 Khả năng trúng tuyển Cao 2

Thấp 1

5 Truyền thông tƣ vấn Nhiều 2

Ít 1

- Bƣớc 3: Tạo ra các trƣờng hợp nghiên cứu (trƣờng đại học) bằng cách kết hợp với các thuộc tính trên, tiến hành khảo sát trên 30 đáp viên.

Từ nghiên cứu định tính, tác giả xác định đƣợc danh sách 12 trƣờng đại học đƣợc các em học sinh lựa chọn nhiều nhất khi quyết định xét tuyển đại học, đồng thời các trƣờng đại học cũng đƣợc cân đối và điều chỉnh theo tiêu

chí có đa dạng ngành nghề đào tạo gồm cả trƣờng đại học công lập và ngoài công lập. Dƣới đây là danh sách các trƣờng đƣợc lựa chọn để tiến hành khảo sát.

Bảng 3.2 Danh sách các trường đại học tiến hành khảo sát

TT Trƣờng Khu vực

1 Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đà Nẵng

2 Đại học Bách khoa Đà Nẵng Đà Nẵng

3 Đại học Đông Á Đà Nẵng

4 Đại học Duy Tân Đà Nẵng

5 Đại học Kiến trúc (Đà Nẵng) Đà Nẵng

6 Đại học Huế Huế

7 Đại học Quy Nhơn Bình Định

8 Đại học Kinh tế TP.HCM TP.HCM

9 Đại học Bách khoa TP.HCM TP.HCM

10 Đại học Tôn đức thắng TP.HCM

11 Đại học công nghệ HCM TP.HCM

12 Đại học công nghiệp HCM TP.HCM

Sau khi xác định các trƣờng đại học nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi thu thập thông tin (phụ lục 2) tiến hành khảo sát với 30 học sinh nhằm mục đích thống kê các yếu tố mà học sinh lựa chọn khi quyết định chọn trƣờng, các trƣờng đƣợc lựa chọn theo các tiêu chí gì, tiêu chí nào đƣợc lựa chọn nhiều nhất hay ít nhất. Kết quả thu đƣợc, tác giả sẽ loại bỏ một số trƣờng có yếu tố với tiêu chí giống nhau. Sau đó, tiến hành khảo sát định lƣợng với mẫu 205 đáp viên.

Bảng 3.3 Thống kê các yếu tố khi học sinh lựa chọn trường đại học TT Yếu tố Danh tiếng (%) Cơ hội việc làm (%) Chi phí học tập (%) Khả năng trúng tuyển (%) Truyền thông tƣ vấn (%) Trƣờng ĐH Nổi tiếng Trung bình Cao Trung bình Cao Trung bình Cao Thấp Nhiều Ít 1 ĐH Kinh tế ĐN 66 34 56 44 54 46 56 44 36 64 2 ĐH Bách khoa ĐN 60 40 56 44 50 50 56 44 50 50 3 ĐH Đông Á 44 56 56 44 56 44 86 14 64 36 4 ĐH Duy Tân 73 26 46 54 66 34 93 7 80 20 5 ĐH Kiến trúc ĐN 47 53 53 47 27 73 53 47 33 67 6 ĐH Huế 50 50 47 53 30 70 37 63 43 57 7 ĐH Quy Nhơn 47 53 30 70 23 77 37 63 33 67 8 ĐH Kinh tế TP.HCM 60 40 57 43 57 43 37 63 70 30 9 ĐH Bách khoa TP.HCM 57 43 67 33 60 40 37 63 63 37 10 ĐH Tôn đức thắng 63 37 47 53 73 27 67 33 60 40 11 ĐH Công nghệ HCM 30 70 63 37 50 50 47 53 43 57 12 ĐH Công nghiệp HCM 43 57 50 50 43 57 33 67 47 53

Biểu đồ 3.1 Mức độ đánh giá các tiêu chí chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng

Từ bảng thống kê mức độ đánh giá của các yếu tố trên, tác giả đƣa ra danh sách các tiêu chí của trƣờng ĐH đƣợc thí sinh đánh giá khi chọn trƣờng nhƣ sau:

Bảng 3.4 Danh sách các tiêu chí của trường ĐH được thí sinh lựa chọn khi chọn trường đại học

TT Trƣờng đại học Tiêu chí lựa chọn

1 ĐH Kinh tế ĐN

Nổi tiếng - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn ít

2 ĐH Bách khoa ĐN

Nổi tiếng - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập trung bình – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn ít

3 ĐH Đông Á

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm TB – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn nhiều

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nổi

tiếng Trungbình Cao Trungbình Cao Trungbình Cao Thấp Nhiều Ít Danh tiếng

(%)

Cơ hội việc làm (%) Chi phí học tập (%) Khả năng trúng tuyển (%) Truyền thông tư vấn (%) ĐH Kinh tế ĐN ĐH Bách khoa ĐN ĐH Đông Á ĐH Duy Tân ĐH Kiến trúc ĐN ĐH Huế ĐH Quy Nhơn ĐH Kinh tế TP.HCM ĐH Bách khoa TP.HCM ĐH Tôn đức thắng

4 ĐH Duy Tân

Nổi tiếng - cơ hội việc làm TB – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn nhiều

5 ĐH Kiến trúc ĐN

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập trung bình – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn ít

6 ĐH Huế

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm TB – chi phí học tập TB – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn ít

7 ĐH Quy Nhơn

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm TB – chi phí học tập TB – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn ít

8 ĐH Kinh tế TP.HCM

Nổi tiếng - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn nhiều

9 ĐH Bách khoa TP.HCM

Nổi tiếng - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn nhiều

10 ĐH Tôn đức thắng

Nổi tiếng - cơ hội việc làm trung bình – chi phí học tập cao – khả năng trúng tuyển cao – truyền thông tƣ vấn nhiều

11 ĐH Công nghệ HCM

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập TB – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn ít

12 ĐH Công nghiệp HCM

Danh tiếng trung bình - cơ hội việc làm cao – chi phí học tập TB – khả năng trúng tuyển thấp – truyền thông tƣ vấn ít

Thông qua bảng 3.4, tác giả sử dụng phƣơng pháp loại trừ để lựa chọn các trƣờng có các tiêu chí riêng biệt đƣa vào khảo sát lần 2. Theo đó 08 trƣờng đƣợc lựa chọn để làm khảo sát gồm: ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Đông Á, ĐH Duy Tân, ĐH Kiến trúc, ĐH Huế, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn đức thắng.

- Bƣớc 4: Thu thập phản hồi về lựa chọn trƣờng đại học thông qua cuộc khảo sát 205 học sinh lớp 12 tại các trƣờng THPT của TP.Đà Nẵng. Các đáp viên trả lời đánh giá theo hình thức xếp hạng các trƣờng đại học sẽ đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng từ 1 đến 8 (trong đó: nguyện vọng 1 là ƣu tiên nhất, nguyện vọng 8: ít ƣu tiên nhất)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 64 - 70)