MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 91 - 96)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác nhận đƣợc 5 yếu tố quyết định đến việc chọn trƣờng của học sinh THPT tại TP. Đà Nẵng. Dựa vào mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố, tác giả phân tích và đƣa ra các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh lớp 12 chọn ngành/nghề phù hợp và các đơn vị giáo dục có chiến lƣợc tuyển sinh thu hút.

Yếu tố “Truyền thông tƣ vấn”

Yếu tố này bao gồm: các hoạt động truyền thông tiếp thị, tƣ vấn tuyển sinh, tƣ vấn hƣớng nghiệp tại các trƣờng THPT, các kênh thông tin quảng bá nhƣ website, facebook, báo, đài,…

Hoạt động hƣớng nghiệp tại các trƣờng THPT: Kết quả thống kê cho

thấy học sinh bắt đầu tìm hiểu về trƣờng đại học từ lớp 11, 12 (phần lớn ở lớp 12). Điều này chứng hiệu quả công tác hƣớng nghiệp chƣa cao, có lẽ do các trƣờng đại học chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với các trƣờng THPT trong công tác hƣớng nghiệp. Trong công tác hƣớng nghiệp các trƣờng nên có phần giới thiệu sâu về các nội dung ngành/nghề đào tạo, yêu cầu cần thiết để học các ngành/nghề đó, số lƣợng sinh viên có việc làm từ ngành/nghề đó, dự báo tình hình việc làm của ngành/nghề đó trong tƣơng lai,…và có các tài liệu gửi trƣớc đến các trƣờng THPT để học sinh nghiên cứu.

Website của trƣờng đại học: Các trƣờng đại học đều có những Website

riêng để cung cấp thơng tin về trƣờng mình. Tuy nhiên, hầu nhƣ thiếu nhiều thông tin cung cấp cho các học sinh khi cần tham khảo, chẳng hạn nhƣ số liệu thống kê về điểm tuyển sinh qua các năm, tỷ lệ chọi qua các năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc ở các ngành/nghề mỗi năm, đội ngũ giảng viên, chƣơng trình đào tạo, dự báo nghề nghiệp…

Với những thực trạng nhƣ trên, các trƣờng đại học muốn thu hút đƣợc nhiều học sinh chọn trƣờng mình thì nên bắt tay vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin riêng cho mình một cách chi tiết đầy đủ và cụ thể hơn, chẳng hạn nhƣ: nâng cấp Website với nhiều thông tin hơn cho các đối tƣợng học sinh dƣ thi nhƣ: chi tiết các ngành/nghề đào tạo, thống kê điểm chuẩn của các ngành/nghề, tỷ lệ chọi, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm của các sinh viên tốt nghiệp ứng với các ngành/nghề đào tạo,…Bên cạnh đó, các trƣờng đại học cũng nên phát triển các tập san giới thiệu về hoạt động của trƣờng nhƣ: hoạt động nghiên cứu khoa học, chƣơng trình đào tạo các ngành/nghề, đội ngũ giảng viên, cơ hội nhận học bổng, hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với các doanh nghiệp…và có đĩa CD đính kèm để thêm chi tiết và sinh động. Tài liệu này nên gửi cho các trƣờng THPT để các giáo viên THPT giới thiệu cho

học sinh sắp tốt nghiệp THPT nhằm định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai cho phù hợp với bản thân các em.

Yếu tố khả năng trúng tuyển

Yếu tố khả năng trúng tuyển vào trƣờng đại học đƣợc học sinh đánh giá có tầm quan trọng cao nhất. Yếu tố này bao gồm năng lực của học sinh phù hợp với trƣờng đại học, tỷ lệ chọi đầu vào, điểm trúng tuyển vào trƣờng. Để gia tăng yếu tố trên trong quyết định lựa chọn trƣờng đại học phù hợp, học sinh cần tìm hiểu thật kỹ và khảo sát điểm trúng tuyển đầu vào của mỗi trƣờng để xác định năng lực hiện tại của mình phù hợp với trƣờng nào, học trƣờng nào là phù hợp. Đối với các đơn vị là các trƣờng đại học để gia tăng số lƣợng hồ sơ đăng ký và nhập học vào trƣờng cần xem xét về phƣơng thức xét tuyển, điểm trúng tuyển đầu vào, các chính sách nhằm khuyến khích học sinh đăng ký vào ngành nghề của trƣờng, cân đối điểm đầu vào hay cộng điểm ƣu tiên (nếu có) theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Yếu tố chi phí học tập

Phần lớn các trƣờng đại học thƣờng thay đổi mức học phí hàng năm (nhất là các trƣờng đại học ngồi cơng lập) gây khó khăn cho việc dự trù kinh phí học tập cho phụ huynh học sinh. Do đó, các trƣờng nên tính tốn kỹ chi phí đào tạo suốt khóa học cho các em rồi công bố một lần vào đầu năm học và cố gắng giữ mức học phí suốt khóa học để gia đình các em có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, các trƣờng cũng nên có các chính sách hỗ trợ học phí (miễn giảm, học bổng, vay vốn,…) cho các em thuộc diện gia đình khó khăn và có các quỹ học bổng cho học sinh giỏi để khuyến khích các em trong học tập.

Yếu tố danh tiếng của trƣờng đại học

Yếu tố danh tiếng của trƣờng đại học đƣợc học sinh quan tâm thứ hai khi quyết định lựa chọn trƣờng theo học. Yếu tố này bao gồm: danh tiếng của

trƣờng trong nƣớc/khu vực, có bề dày hoạt động lâu năm, trƣờng có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiều giáo sƣ, tiến sĩ, nhiều bài báo nổi tiếng, …

Đội ngũ giảng viên: là những ngƣời truyền đạt kiến thức đến cho sinh viên.

Giảng viên có học hàm, học vị cao, kiến thức chuyên môn sâu rộng, phƣơng pháp truyền đạt tốt và nhiệt tình trong giảng dạy thì sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu đƣợc kiến thức dễ dàng. Vai trị của giảng viên góp phần khơng nhỏ trong việc tạo nên chất lƣợng đào tạo, uy tính, thƣơng hiệu, của một trƣờng đại học. Thực trạng hiện nay rất nhiều trƣờng đại học thiếu rất nhiều giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và điều này gây ảnh hƣởng rất nhiều cho chất lƣợng đào tạo của trƣờng đó. Do đó, để nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của một trƣờng đại học nhằm thu hút học sinh chọn trƣờng học thì điều đầu tiên là các trƣờng đại học phải chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, giỏi chun mơn, có nhân cách, đạo đức tốt nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Các trƣờng phải có giải pháp, chiến lƣợc cụ thể nhƣ:

- Đào tạo và bồi dƣỡng tại chỗ: tiếp tục bồi dƣỡng và nâng cao trình độ cho CBNV và đội ngũ giảng viên hiện tại bằng các chƣơng trình học ngắn hạn tại trƣờng để bổ sung các nghiệp vụ cịn thiếu trong cơng tác; tăng cƣờng trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sƣ phạm đối với giảng viên coi đó vừa là động lực phấn đấu vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi giảng viên. Quan tâm công tác tập huấn và đào tạo đội ngũ nhân viên khi đƣợc tuyển dụng vào trƣờng.

- Có chính sách tiếp nhận những sinh viên giỏi của trƣờng trong các khoa để tạo đội ngũ kế thừa, đồng thời xem đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển những kỹ năng mới và tiếp cận những khoa học mới trong tƣơng lai. Họ cũng là những ngƣời trẻ tuổi có nhiều cống hiến và sáng tạo trong đổi mới chất lƣợng giáo dục, nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

- Cử và khuyến khích CBNV và giảng viên tham gia các chƣơng trình đào tạo cao học và tiến sĩ: yêu cầu bắt buộc đối với những giảng viên dƣới 45 tuổi phải có bằng thạc sỹ và tiếp tục học nghiên cứu sinh; hàng năm có kế hoạch tu nghiệp, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, tham quan kiến tập ở trong và ngoài nƣớc để vừa nâng cao kỹ năng chun mơn vừa có kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.

- Ƣu tiên đón nhận và bổ nhiệm những nhân viên trẻ có trình độ chun mơn cao vào các cấp quản lý để thúc đẩy tinh thần tự giác học tập của đội ngũ CBNV trƣờng; bên cạnh đó cần có những lớp đào tạo ngắn hạn và hiệu quả về công tác tiếp đón và trả lời ý kiến của sinh viên, vì đa số sinh viên phàn nàn về thái độ và cách làm việc của những bộ phận trực tiếp làm việc với sinh viên. Trong đó, đặc biệt cần chú trọng tăng cƣờng, bồi dƣỡng cho giảng viên, đặc biệt là những giảng viên trẻ cà có chế độ tuyển dụng , đãi ngộ để tạo ra đội ngũ giảng viên và luôn nhiệt huyết trong giảng dạy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngƣời học.

Yếu tố “Cơ hội tƣơng lai”: Học sinh khi tham gia thi đại học đều quan

tâm đến việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và một hiện trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng đƣợc công việc đƣợc giao do hầu hết các kiến thức tiếp thu từ trƣờng đều là lý thuyết nên các em học sinh rất quan tâm đến việc trong quá trình học cần đƣợc trang bị các kỹ năng đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế cũng nhƣ đƣợc tiếp cận với môi trƣờng thực tế để các em có khơng bị ngỡ ngàng khi làm việc sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học, các em cũng quan tâm nhiều đến các chính sách và học bổng của trƣờng nhất là đối với các trƣờng hợp gia đình khó khăn. Ngành/nghề đóng một vai trị rất quan trọng ảnh hƣởng đến cơng việc làm trong tƣơng lai của các em. Thực tế hiện nay, nhiều sinh viên đăng ký dự thi ngành/nghề khơng u thích dẫn đến tình trạng chuyển nghề sau khi ra trƣờng, điều này rất lãng phí về thời

gian và tiền bạc. Vì vậy, xây dựng thông tin đầy đủ về các ngành/nghề nhằm cung cấp thông tin nhiều chiều cho các học sinh THPT hoặc tạo điều kiện cho các em đƣợc tham khảo, lắng nghe về các ngành/nghề đào tạo là trách nhiệm của các trƣờng đại học, cao đẳng, các trƣờng THPT, các trung tâm hỗ trợ học sinh – sinh viên, của cả ngành giáo dục và các tổ chức này cần phải phối hợp một cách đồng bộ dƣới nhiều hình thức, chẳng hạn nhƣ: phát hành các tạp chí giáo dục, tập san, Website, các diễn đàn… Đây là một trong những cách cung cấp thông tin tốt nhất để các em học sinh THPT có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)