Mơ hình sơ bộ đề xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Mơ hình sơ bộ đề xuất

Để xây dựng mơ hình đề xuất trong “Nghiên cứu các yếu tố chọn trƣờng đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng”, tác giả đã thực hiện tổng hợp các đặc điểm chung nổi bật của các mơ hình nghiên cứu đi trƣớc để đƣa ra các yếu tố chọn trƣờng đại học của học sinh từ đó xây dựng mơ hình đề xuất trong nghiên cứu, cụ thể:

Theo mơ hình của Jackson (1982) nhấn mạnh kết quả học tập ở THPT (hay khả năng trúng tuyển vào trƣờng đại học) có mối tƣơng quan mạnh nhất đến khát vọng của HS khi chọn một trƣờng đại học, kế đến là những biến số xã hội khác nhƣ trƣờng đại học, ngƣời thân hay hồn cảnh gia đình. Với mơ hình của Litten (1982), đặc điểm của trƣờng đại học và nỗ lực truyền thông tƣ vấn của trƣờng đại học là các yếu tố học sinh đánh giá khi quyết định gửi đơn xin nhập học vào trƣờng.

Theo mơ hình Chapman (1981) đề cập đến hai nhóm yếu tố lựa chọn trƣờng đại học của học sinh THPT đó là: nhóm yếu tố bên trong (nhóm yếu tố cá nhân) và nhóm yếu tố bên ngồi (người thân, đặc điểm trường đại học

(danh tiếng, cơ hội việc làm, truyền thơng tiếp thị, chi phí học tập), đặc điểm cá

nhân của học sinh. Tuy nhiên, Chapman thực hiện nghiên cứu tại các trƣờng đại học ở Mỹ nên có sự sàng lọc các ứng viên từ các tiêu chuẩn do nhà trƣờng quy định. Với mơ hình của Cosser và Toit (2002) nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển và kết quả cũng xác định đƣợc hai nhóm yếu tố lựa chọn trƣờng của học sinh THPT đó là nhóm đặc tính nhà trƣờng và nhóm các ảnh hƣởng khác đƣợc thể hiện gồm 10 yếu tố (danh tiếng nhà trường, danh tiếng khoa, ký

mối quan hệ với người thân, bạn bè gợi ý và học phí thấp). Tuy nhiên, có một

số yếu tố khơng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhƣ: cho phép học qua thƣ tín hay các tiện ích cho sinh hoạt thể dục thể thao. Cịn với các mơ hình nghiên cứu khác ở Việt Nam nhƣ:

Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) cho thấy: Việc chọn trƣờng đại học của học sinh ở mơ hình với 5 yếu tố: cơ hội việc làm trong tương lai, đặc

điểm cố định của trường đại học (danh tiếng, cơ hội việc làm, học phí), bản thân cá nhân học sinh, các cá nhân có ảnh hưởng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh có quan hệ đồng biến với biến chọn lựa trƣờng

đại học của học sinh tƣơng ứng với hệ số hồi quy có giá trị dƣơng, phù hợp với giả thuyết của mơ hình. Tuy nhiên, kết quả chỉ giải thích đƣợc 20.07% cho tổng thể sự liên hệ của 5 yếu tố trên (thấp). Cịn với mơ hình 2, khi thêm vào 2 yếu tố: cơ hội học tập cao hơn trong tương lai và giới tính (tổng cộng 7 yếu tố) thì có quan hệ nghịch biến với biến chọn trƣờng đại học và sự giải thích tổng tăng lên nhƣng khơng đáng kể (21.5%).

Nguyễn Phƣơng Toàn (2011) cho thấy: Việc chọn trƣờng đại học của học sinh bởi 5 yếu tố: mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo, đặc điểm

trường đại học, khả năng đáp ứng mong đợi sau khi ra trường, nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh và danh tiếng của trường đại học. Tuy

nhiên mơ hình chỉ giải thích đƣợc 27.6% cho tổng thể 5 yếu tố trên (thấp). Nguyễn Minh Hà (2011) cho thấy: Việc chọn trƣờng Đại học Mở TP. HCM của học sinh bởi 7 yếu tố: yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông

tin đến với học sinh, yếu tố khả năng vào được trường, yếu tố chất lượng dạy – học, yếu tố công việc trong tương lai, yêu tố đặc điểm bản thân sinh viên, yếu tố người thân trong gia đình và yếu tố người thân ngồi gia đình. Mơ

hình nghiên cứu giải thích đƣợc 61.683% (khá cao) cho tổng thể về mối liên hệ của 7 yếu tố trên với biến chọn trƣờng Đại học Mở TP. HCM của sinh viên

năm thứ nhất của trƣờng. Tuy nhiên đối tƣợng khảo sát ở đây là sinh viên năm nhất (khơng thích hợp với đối tƣợng khảo sát của tác giả là học sinh THPT).

Tóm lại, tổng hợp các mơ hình nghiên cứu về việc chọn trƣờng đại học của học sinh THPT đã nêu ở trên, mà nhất là các mơ hình nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam (phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam) cùng với một số điều chỉnh chính là cơ sở để hình thành các yếu tố lựa chọn trƣờng đại học, từ đó tác giả đề xuất 4 yếu tố lựa chọn cần thiết có trong mơ hình gồm: danh tiếng của trƣờng đại học, cơ hội việc làm tƣơng lai, khả năng trúng tuyển và truyền thông tƣ vấn.

Bảng 2.1 Cơ sở đề xuất các yếu tố lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng

TT Yếu tố Nhóm yếu tố Mơ hình nghiên cứu tham khảo của tác giả

1 Danh tiếng của trƣờng đại học Đặc điểm của trƣờng đại học - David W. Chapman (1981) - Jackson (1982) - Litten (1982) - Cosser và Toit (2002) - Dana D.Clayton (2013) - M.J.Burns và các cộng sự (2006)

- Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

- Trƣơng Thị Vân Anh (2016)

TT Yếu tố Nhóm yếu tố Mơ hình nghiên cứu tham khảo của tác giả

2

Cơ hội việc làm tƣơng

lai

Đặc điểm của trƣờng đại học

- Nguyễn Phƣơng Toàn (2011)

- Nguyễn Minh Hà (2011)

3 Khả năng trúng tuyển

Đặc điểm cá nhân của học sinh

- Jackson (1982)

- David W. Chapman (1981) - Litten (1982)

- Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

- Nguyễn Phƣơng Toàn (2011)

- Nguyễn Minh Hà (2011)

4 Truyền

thông tƣ vấn

Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trƣờng

đại học

- David W. Chapman (1981) - Litten (1982)

- Dana D.Clayton (2013) - Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

- Trƣơng Thị Vân Anh (2016)

- Nguyễn Phƣơng Toàn (2011)

Hình 2.1 Mơ hình sơ bộ của đề tài

Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả, 2018

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (Trang 52 - 56)