ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆUQUẢ TÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 33)

8. Kết cấu luận văn

1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆUQUẢ TÀ

CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Có thể nói, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.

Trên cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính, hiệu quả tài chính, và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nhƣ nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm trên các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh” của hai tác giả Võ Thị Thúy Anh & Bùi Phan Nhã Khanh (2012),nghiên cứu của Weixu thực hiện năm 2005 về quan hệ cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh, Dimitris Margaritis & Maria Psilla vào năm 2008 thực hiện nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, quyền sở hữu và

hiệu quả kinh doanh của công ty”. Nghiên cứu của Ong Tze San & The Boon Heng (2010) về “Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng Malaysia”, hay nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013), tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng hiệu quả tài chính (ROE) của 22 doanh nghiệp ngành xây dựng ở Pakistan. Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy trong các nhân tố tài chính thì cấu trúc tài chính là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả tài chính. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp đƣợc hiểu một cách chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đƣợc tính toán từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh cấu tr c tài chính thƣờng đƣợc lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính đƣợc thể hiện qua học thuyết M&M, hay chỉ tiêu đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính (D/E) hay còn gọi là tỷ số nợ, là khái niệm chỉ mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đƣợc thể hiện qua công thức dƣới dạng khai triển phƣơng trình Du-pont về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Hay: ROE = Lợi nhuận trƣớc thuế x Doanh thu thuần x Tổng TS bình quân x(1-T) Doanh thu thuần Tổng TS bình quân Vốn CSH bq ROE = ROA x 1 x (1-T) 1- Tỷ suất nợ

Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế (= chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp/lợi nhuận kế toán trƣớc thuế).

Phƣơng trình trên còn cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời làm rõ đƣợc vai trò tích cực của vay nợ đối với ROE.

Ngoài ra, tiếp cận theo quan điểm Bied – Charreton (1920) cho thấy mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ suất sinh lời doanh thu và hiệu quả sử dụng tài sản qua công thức.

ROE = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x

Hiệu suất sử

dụng tài sản x 1 +

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu - Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có thể đƣợc viết lại dƣới dạng: ROE = Tỷ suất sinh lời

trên doanh thu x

Hiệu suất sử dụng

tài sản x (1+ ĐBTC) Dựa vào mô hình Dupont có thể thấy ROE có mối quan hệ với lợi nhuận trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản, ĐBTC, thuế suất thuế TNDN. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng lớn và ngƣợc lại.

Mặt khác, tỷ suất sinh lời tài sản ROA có thể viết lại bằng công thức sau: ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản

Trong đ chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, nó cho biết một đồng tài sản bình quân đầu tƣ vào kinh doanh mang về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời doanh thu (ROS) phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh thu thuần, nó cho biết một đồng (hay một đơn vị) doanh thu

thuần thu đƣợc mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROS càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận sau thuế càng cao và ngƣợc lại.

Thông qua mối quan hệ này, chúng ta thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh đo lƣờng bằng ROA càng cao khi hiệu suất sử dụng tài sản cao, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần lớn. Do đ , để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp để tăng số vòng quay của tài sản nhƣ: đầu tƣ tài sản hợp lý, tăng hiệu suất sử dụng tài sản, tăng quy mô về doanh thu thuần, sử dụng tiết kiệm tài sản,... và tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần nhƣ: nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí, sử dụng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,...

- Cấu trúc tài chính

Lý thuyết M&M chỉ ra rằng việc sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp, cụ thể là mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất sinh lợi cao hơn do tận dụng đƣợc tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đ , hiệu quả tài chính có mối tƣơng quan thuận với cấu trúc vốn. Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) mang lại kết quả tƣơng tự.

Mặt khác để xem xét riêng sự ảnh hƣởng của vay nợ và cấu trúc tài chính đến ROE, ta sử dụng công thức:

ROE = [ROA + (ROA – r) x ĐBTC] x (1 – T) Trong đ

+ ROA: Tỷ suất sinh lợi kinh tế (= lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/ tổng tài sản)

+ r: Lãi suất ngân hàng (= lãi vay/ nợ phải trả)

+ T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế (= chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp/lợi nhuận kế toán trƣớc thuế)

Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ th c đẩy chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng đ . Thành công hay thất bại tùy thuộc vào sự lựa chọn khôn ngoan của doanh nghiệp khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ, khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay cũng làm ROE thay đổi.

Trong điều kiện kinh doanh có hiệu quả, mức lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đạt đƣợc của doanh nghiệp lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của doanh nghiệp là cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì trong trƣờng hợp này doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một lƣợng vốn ít nhƣng lại có đƣợc lƣợng tài sản lớn; hơn nữa sau khi trả lãi vay ở mức cố định, lợi nhuận sau thuế và lãi vay để chia cho các chủ sở hữu, vì vậy lợi ích của chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể. Ngƣợc lại trong trƣờng hợp doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì doanh thu cũng bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này doanh nghiệp không nên vay thêm. Vì nếu vay thêm sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn và l c này doanh nghiệp đang chịu rủi ro trong kinh doanh do phải sử dụng một phần lợi nhuận để bù đắp chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải gánh chịu.

Vì tiền lãi vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay và lãi suất mà không phụ thuộc vào sản lƣợng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao mức ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn. Và ngƣợc lại, những doanh nghiệp không vay nợ thì không c đòn bẩy tài chính. Nói một cách khác, sự biến động của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

động tài chính. Khi đ ROE = ROA x (1-T). Nhƣ vậy, cấu tr c tài chính đ ng vai trò là đòn bẩy tài chính. Những doanh nghiệp nào vận dụng hợp lý, linh hoạt thì sẽ phát huy tác dụng của cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp.

Tóm lại:

Khi ROA > r: ROE đƣợc “khuyếch đại” với hệ số ĐBTC, doanh nghiệp có xu hƣớng sẽ tăng mức vay nợ để đạt ROE mục tiêu. Việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong trƣờng hợp này, ĐBTC đƣợc gọi là đòn bẩy dƣơng. Doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh vì càng vay càng có lời và hiệu quả kinh doanh nhờ đ tăng lên.

Khi ROA = r: ROE không phụ thuộc vào hệ số ĐBTC

Khi ROA < r: ROE bị “thu nhỏ” với hệ số ĐBTC, doanh nghiệp có xu hƣớng giảm mức sinh nợ để đạt đƣợc ROE mục tiêu. Việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro tăng lên vì hệ số tự tài trợ giảm. Trong trƣờng hợp này ĐBTC đƣợc gọi là đòn bẩy âm. Doanh nghiệp không nên vay thêm để kinh doanh. Nếu có nhu cầu kinh doanh thì nên cân nhắc lại vì càng vay doanh nghiệp càng lỗ.

- Chính sách thuế

Chính sách thuế là yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể tác động vào đƣợc. Một mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao sẽ làm giảm thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là một yếu tố mà các nhà đầu tƣ quan tâm. Các nghiên cứu về tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đều khẳng định có một quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế của công ty. Tuy nhiên, có hai luồng ý kiến về mối quan hệ này theo hƣớng tiêu cực hay tiêu cực.

+ Trƣờng phái thứ nhất cho rằng, tồn tại một quan hệ thuận chiều giữa thuế và hiệu quả tài chính. Điển hình, Zeitun và Tian (2007) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty đƣợc đo lƣờng

qua chỉ số Tobin’s Q của 167 công ty đại diện ở Jordan từ năm 1989 - 2003, thuế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chỉ số Q. Nghiên cứu đƣợc tiến hành bởi Krishnan và Moyer (1997) cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty của thuế.

+ Trƣờng phái thứ hai chiếm đa số cho rằng thuế có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả tài chính. Điều này đƣợc thể hiện trong nghiên cứu của nhóm tác giả Zahid Bashir, Ali Abbas, Shahid Manzoor, Muhammad Nadeem Akram (2013) về các yếu tố tác động hiệu quả tài chính công ty trong lĩnh vực thực phẩm của Pakistan; Phan Thị Minh Lý về tác động và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế (2011) hay quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dƣơng về tác động của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp và môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Ph c (2012).

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)