Thực trạng chung về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)

8. Kết cấu luận văn

3.2.1.Thực trạng chung về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

a. Tỷ suất nợ

Ngu n: Tác giả tổng hợp

Biểu đ 3.7. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015

- Nhận xét: Tỷ lệ nợ là chỉ số tài chính đo lƣờng năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp. Trong đ , tỷ lệ nợ bình quân của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên TTCK trong giai đoạn từ 2011 – 2015 là 47%. Điều này c nghĩa là bình quân một đồng tài sản sẽ đƣợc tài trợ bởi 0.47 đồng nợ phải trả. Đây là tỷ lệ trung bình nếu so với các nhóm ngành khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp với độ lệch chuẩn lên tới 25%. Một số doanh nghiệp có tỷ suất nợ rất cao so với mức bình quân trong ngành nhƣ PVT (59%), VOS (75%), VST (89%), VNA là (80%). Mặt khác, một số doanh nghiệp lại có tỷ suất nợ thấp nhƣ DXP (12%), DVP (23%), TCO (25%).

b. Tỷ suất nợ dài hạn trên tổng tài sản

Ngu n: Tác giả tổng hợp

Biểu đ 3.8. Tỷ lệ nợ dài hạn của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2015

- Nhận xét: Tỷ suất nợ trên tổng tài sản bình quân 19% của các doanh nghiệp ngành vận tải, điều này cho thấy 19% tài sản của các doanh nghiệp đƣợc hình thành từ nguồn tài trợ là nợ dài hạn. Đặc trƣng kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều sử dụng nợ cao để đầu tƣ mua sắm tài sản nhƣ tàu, phƣơng tiện vận tải. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều c cơ cấu nợ trong tổng tài sản khá cao. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác cảng và kho bãi có tỷ lệ nợ khá an toàn, trong đ nợ vay dài hạn chỉ 10% tổng tài sản. Nhóm các doanh nghiệp PVT, VOS, VNA, VST c cơ cấu nợ khá rủi ro, đặc biệt là hai doanh nghiệp thành viên của Vinalines là VOS (62%), VST (65%) có tỷ trọng nợ phải trả rất cao, và các khoản vay nợ dài hạn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn. Điều này là do giai đoạn 2008 – 2009, các doanh nghiệp này đã vay dài hạn rất lớn để mua sắm tàu, nhƣng từ đ đến nay, việc khai thác đội tàu nhìn chung chƣa hiệu quả, nên khả năng thanh toán các khoản vay bị hạn chế, khiến tình hình nguồn vốn của các doanh nghiệp này luôn trong tình trạng kh khăn. Ngƣợc lại, một số doanh nghiệp hầu nhƣ không sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động của mình nhƣ DXP, VGP, SFI, VNF với mức tỷ lệ nợ chỉ dao động 0% - 2%.

c. Tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Ngu n: Tác giả tổng hợp

Biểu đ 3.9. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của các DN ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2015

- Nhận xét: Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là so sánh tƣơng quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong chỉ tiêu này, doanh nghiệp quan tâm đến nợ dài hạn là những khoản nợ chƣa trả trong năm tới, cho thấy mức độ tài trợ bằng vốn vay của doanh nghiệp. Dựa trên biểu đồ trên, thì tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu trên các doanh nghiệp vận tải là 0.35 lần. Hầu hết, các doanh nghiệp đều có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn bình quân ngành, dƣới một lần. Chỉ có ba doanh nghiệp là VOS, VNA, VST có tỷ trọng nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu rất cao lần lƣợt là VOS (2.47 lần), VNA (2.45 lần), VST (5.78 lần). Điều này cho thấy những rủi ro tài chính mà những ba doanh nghiệp trên phải chịu là khá cao. Ngƣợc lại DXP, DVP, VFC có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu rất thấp dƣới 0.1 lần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)