Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 38)

8. Kết cấu luận văn

1.3.1Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Mesquita và Lara (2003)

Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ cấu trúc tài chính và khả năng sinh lời của 70 công ty niêm yết tại Brazil trong giai đoạn 1995 – 2001 đã phát hiện thấy nợ ngắn hạn có mối quan hệ dƣơng và c ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE, và nợ dài hạn có mối quan hệ âm c ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE.

Nghiên cứu của Wei Xu (2005)

kinh doanh” vào năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1,130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính. Các biến đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

- Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) - Biến độc lập (Yếu tố tác động): tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE).

Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biến HQKD, trong đ ông xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tƣơng quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ c tác động dƣơng (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.

- HQKD không c tƣơng quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn.

Kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu Dilip Ratha (2003) trên 52 doanh nghiệp đƣợc lựa chọn từ các quốc gia đang phát triển, lại cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nƣớc này.

Nghiên cứu của Abor (2005)

Abor đã sử dụng dữ liệu tài chính của 20 công ty niêm yết để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ở Ghana, phát hiện thấy mối quan hệ dƣơng c ý nghĩa thống kê giữa nợ ngắn hạn với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE và mối quan hệ âm c ý nghĩa thống kê giữa tổng nợ và hiệu quả đo bằng ROE.

Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki12 (2007)

giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2007. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống nhƣ: ngành dệt may, dƣợc phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển nhƣ máy tính, nghiên cứu và phát triển. Trong khi Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ lệ nợ và một số yếu tố tác động đến HQKD thì Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu hai chiều, hai mô hình hồi quy đƣợc họ xây dựng nhƣ sau:

Mô hình 1 - tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQKD; Mô hình 2 - HQKD và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ và HQKD của DN cho thấy HQKD tác động đến tỷ lệ nợ và ngƣợc lại tỷ lệ nợ cũng c tác động đến HQKD.

- Mô hình 1: tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với HQKD. Tỷ lệ nợ c tác động dƣơng (+) đến HQKD khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung bình.

- Mô hình 2: HQKD c tác động dƣơng (+) đến tỷ lệ nợ và sự tác động này c ý nghĩa khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.

Nghiên cứu của Daniel Cîrciumaru, Marian Siminică, Nicu Marcu (2008)

Nghiên cứu về hiệu quả tài chính của 73 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của Romania. Tiếp cận các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo quan điểm của Bied – Charreton về khai triển ROE theo phƣơng trình Du-Pont, các tác giả đã nghiên cứu ảnh hƣởng của ba nhân tố là: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận/doanh thu), hiệu suất sử dụng tài sản (doanh thu/tổng tài sản) và nhân tố đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cả ba nhân tố này đều có ảnh hƣởng thuận chiều đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong

ba nhân tố ảnh hƣởng này thì đòn bẩy tài chính là nhân tố có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể đến biến phụ thuộc (tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu).

Nghiên cứu của Ong Tze San & The Boon Heng (2010) về “Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng Malaysia”. Với dữ liệu tài chính của 49 công ty xây dựng với ba cấp độ quy mô lớn, vừa, nhỏ niêm yết trên TTCK Malaysia trong giai đoạn 2005 – 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các công ty lớn (c cơ cấu vốn chủ sở hữu lớn hơn 5.000.000.000 RM) thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tác động nghịch chiều đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần, tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ thuận với lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cũng c ảnh hƣởng nghịch chiều đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần tại các công ty nhỏ (có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.000.000.000 RM).

Nghiên cứu của Gill và cộng sự (2011), Sử dụng dữ liệu của 272 công ty hoạt động ở ngành dịch vụ và sản xuất niêm yết trên TTCK New York giai đoạn 2005 – 2007 để khảo sát tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Mỹ. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn và tổng nợ đến khả năng sinh lời đo bằng ROE đối với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực dịch vụ, mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đến ROE đối với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực sản xuất.

Nghiên cứu của Saeed và cộng sự (2012), Sử dụng dữ liệu của 25 ngân hàng niêm yết trên TTCK Karachi, Pakistan trong giai đoạn 2007 – 2011 để nghiên cứu ảnh hƣởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đo bằng ROA, ROE, EPS. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ ngắn hạn và tổng nợ c tác động cùng chiều đến hiệu quả đo bằng ROA, ROE, EPS, trong khi nợ dài hạn c tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động đo bằng ROA, ROE, EPS.

Nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013), tác giả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng hiệu quả tài chính (ROE) của 22 doanh nghiệp ngành xây dựng ở Pakistan trong khoảng thời gian từ 2007-2011. Bằng phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi quy bội với biến độc lập là ROE và 7 nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính là: Quy mô, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn (tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán hiện hành, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) và lạm phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong bảy nhân tố trên có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến ROE là: Quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản và lạm phát. Trong đ nhân tố quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản có mối quan hệ thuận chiều tới ROE còn lạm phát có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến ROE.

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995) ở các nƣớc phát triển; Wiwattanakantang (1999) [32] ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận. Harris & Raviv (1991); Krishman & Mathur (1997) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 38)