Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 64)

8. Kết cấu luận văn

3.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm

nhóm ngành vận tải qua các năm

a. Doanh thu

Ngu n: Tác giả tổng hợp Biểu đ 3.4. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết

- Nhận xét: Trong các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong nhóm ngành vận tải thì GMD, PVT là doanh nghiệp có giá trị doanh thu thuần cao nhất. Trong hai năm 2014 và 2015, GMD đạt doanh thu thuần hơn 3 tỷ, trong đ chỉ riêng mảng khai thác cảng trong năm 2014 đã đạt doanh thu là 1,101 tỷ đồng, và đồng thời có mức tăng trƣởng doanh thu doanh thu khá cao so với các doanh nghiệp cùng nhóm ngành với tỷ lệ 18.9%. Đây là doanh nghiệp sở hữu các cảng khai thác và hệ thống kho bãi lớn nhất. Trong năm 2014, GMD đã đƣa vào hoạt động và khai thác các cảng mới với công suất hoạt động cao gấp đôi so với cảng đang hoạt động hiện tại. PVT là doanh nghiệp có doanh thu thuần cao nhất năm 2015 trong nh m ngành đạt đƣợc là 5,761,451. Đây là tập đoàn nhà nƣớc về vận tải dầu khí, sở hữu nhiều công ty con, công ty liên kết cùng ngành trực thuộc PVN. Doanh thu của PVT thể hiện sự vƣợt trội so với các doanh nghiệp còn lại, gấp 1.8 lần so với doanh nghiệp lớn thứ 2, do PVT c đội tàu khai thác lớn và lƣợng hàng vận chuyển chủ yếu là dầu thƣờng cao và ổn định hơn so với các doanh nghiệp vận chuyển hàng rời hay hàng container còn lại, cũng sở hữu nhiều công ty con vận tải dầu, gas, LPG, than. PVT hiện là doanh nghiệp vận tải đang niêm yết có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn nhất. HTC, DVP, DXP có tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng là 37%. Do các doanh nghiệp này đều đang chuyển hƣớng mở rộng hạ tầng, đầu tƣ mạnh vào hoạt động marketing, nhằm thu h t các đối tác.

Những doanh nghiệp còn lại hầu hết đều có mức doanh thu khá đồng đều. Một số doanh nghiệp có mức tăng trƣởng doanh thu âm nhƣ TMS giảm 60%, VST giảm 39.7% do tình hình kinh doanh kh khăn, chi phí nhiên liệu tăng cao, không ổn định, đồng thời đây hầu hết đều là doanh nghiệp có quy mô đội tàu nhỏ, các mặt hàng vận chuyển có giá cả biến động, hoặc vị trí cảng khai thác không thuận lợi.

b. Lợi nhuận gộp

Ngu n: Tác giả tổng hợp

Biểu đ 3.5. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014-2015

- Nhận xét: Hầu nhƣ các doanh nghiệp trong ngành đều có tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2015 xấp xỉ 2014. Trong đ TMS c biên lợi nhuận gộp cao nhất lên tới 97% trong năm 2015 tăng khá cao so với 2014. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng, dịch vụ kho bãi có biên lợi nhuận gộp khá cao ở khoảng 25% - 40%, hầu hết đều cao hơn trung bình chung toàn ngành. Ngƣợc lại, biên lợi nhuận gộp của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động chính là vận tải đều khá thấp so với doanh trong nhóm ngành (bình quân chƣa đến 10%). Do đặc thù kinh doanh của ngành nặng chi phí khấu hao và chi phí nhiên liệu, trong khi chi phí nhiên liệu trong các năm qua hầu nhƣ biến động tăng cao. Ngoài ra, do tổng cung tàu lớn và áp lực cạnh tranh trong ngành cao, nên giá cƣớc vận tải n i chung trong các năm qua biến động ở mức rất thấp. PVT có mức biên lợi nhuận ổn định khoảng 10 – 11% do giá cƣớc vận chuyển của PVT ít biến động vì đƣợc đảm bảo mức lợi nhuận ổn định. Các doanh nghiệp vận hành tàu hàng rời VOS, VST, VNA,

TJC có mức biên lợi nhuận rất thấp (thậm chí còn bị âm) do chủ yếu chạy spot theo chuyến, nên rất nặng chi phí (chịu hết các chi phí khấu hao, nhiên liệu, thuyền viên, sữa chữa, bảo trì), trong khi giá cƣớc hàng rời trong các năm qua hầu nhƣ dao động rất thấp ở vùng đáy. VFC chạy tàu container theo chuyến cố định cũng khá nặng chi phí, nhƣng giá cƣớc tàu container ít biến động hơn nên biên lợi nhuận gộp ổn định khoảng xấp xỉ 6%.

c. Lợi nhuận sau thuế

Ngu n: Tác giả tổng hợp

Biểu đ 3.6. Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014-2015

- Nhận xét: Hầu hết mức lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp năm 2015 không biến động nhiều so với năm 2014, tỷ suất lợi nhuận sau thuế khá thấp. Trong đ , mức lợi nhuận cao nhất 2015 thuộc về hai doanh nghiệp GMD (460,683), và PVT (432,691). Tuy nhiên, tỷ suất LNST cao nhất, thể hiện sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp lại thuộc về DVP (tăng 43% so với 2014), DXP (tăng 33% so với 2014). Ngƣợc lại, nhóm doanh nghiệp VNA (- 6%), VOS (-18%), VST (-22%) lại có khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 64)