GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)

8. Kết cấu luận văn

2.1.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Để lựa chọn các biến nghiên cứu để đƣa vào mô hình phần lớn tác giả tham khảo các biến đo lƣờng của các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhƣng trong nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá về sự tác động của cấu tr c tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Do đ , tác giả quyết định lựa chọn chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá cổ phiếu trên mỗi cổ phần (P/E), giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B) để đánh giá về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lƣợc [26], cấu trúc tài chính tối ƣu là cấu trúc tài chính mà tại đ tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa h a giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đ , hiệu quả tài chính đƣợc đo lƣờng chủ yếu trên phƣơng diện tài chính, c nghĩa là nếu doanh nghiệp đạt hiệu quả tài chính thì phải tối đa h a lợi nhuận, tối đa h a lợi nhuận trên tài sản, tối đa h a lợi ích của cổ đông, trong đ tối đa h a lợi ích của cổ đông là tính hiệu quả của doanh nghiệp [2]. Đo lƣờng hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể bị tác động bởi sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng vốn hoặc việc lựa chọn cách thức đo lƣờng hiệu quả. Nếu thị trƣờng chứng khoán không phát triển thì đo lƣờng hiệu quả hoạt động theo giá thị trƣờng sẽ không mang lại kết quả tốt.Trong đ , biến đại diện cho hiệu quả tài chính phổ biến là ROE, đƣợc khá nhiều nghiên cứu sử dụng, với dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài

chính nhƣ nghiên cứu của Wei Xu (2005); Daniel Cîrciumaru, Marian Siminică, Nicu Marcu (2008); Ong Tze San & The Boon Heng (2010). Họ chỉ ra rằng phân tích hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trƣởng của tài sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp c . Đồng thời, lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ hay đối tác. Chỉ số này đƣợc thể hiện rõ nhất thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Mặc dù có rất nhiều các chỉ tiêu dùng để đo lƣờng về hiệu quả tài chính mang tính cá biệt nhƣ số vòng quay tổng tài sản, số vòng quay tài sản cố định, số vòng quay vốn cổ phần. Tuy nhiên, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khá đầy đủ hiệu quả tài chính dựa trên giá trị sổ sách, những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong các kỳ kế toán đã qua và có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm rất lớn của các chỉ tiêu khác trong việc đo lƣờng hiệu quả tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với nhau, c quy mô và đặc điểm khác nhau. Vì vậy, tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lƣờng hiệu qua tài chính theo giá trị sổ sách.

Theo lý thuyết, nhóm hệ số ROA, ROE là những chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc qua các kỳ kế toán. Vì thế, nhóm chỉ tiêu này thể hiện cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp [5]. Trong khi đ , hiệu quả đo lƣờng qua giá trị thị trƣờng có thể cho biết đƣợc các tác động của thị trƣờng, cũng nhƣ phản ánh cách đánh giá của thị trƣờng về tiềm năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tƣơng lai (giá thị trƣờng của cổ phiếu). Xuất phát từ nguyên nhân kể trên, tác giả quyết định lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá cổ phiếu trên mỗi cổ phần

(P/E), giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B) để đánh giá về hiệu quả tài chính theo giá thị trƣờng của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Chỉ tiêu phản ánh cấu tr c tài chính đƣợc lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn tối ƣu khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp sẽ có lợi thế về lá chắn thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, tác động của tỷ lệ nợ buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức của họ, tức là chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Ở mức tỷ lệ nợ cao, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả đƣợc nợ là cao hơn. Khi tỷ lệ nợ vay vƣợt quá một mức nào đ , hiệu quả tài chính lại tƣơng quan âm với tỷ lệ nợ vì lợi ích thu đƣợc từ mức nợ vay nhỏ hơn mức gia tăng chi phí. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ nợ có tác động đến hiệu quả tài chính, tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều ở các tỷ lệ nợ khác nhau. Điển hình là nghiên cứu của Weixu (2005) đã cho thấy mối liên hệ vững chắc giữa ROE và cơ cấu vốn. Trong đ , kết quả chỉ ra tỷ lệ nợ c tác động cùng chiều đến ROE tại mức tỷ lệ nợ thấp và tác động ngƣợc chiều khi tỷ lệ nợ cao. Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki về “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” cũng chỉ ra kết quả tƣơng tự tỷ lệ nợ tác động dƣơng (+) đến hiệu quả tài chính đo lƣờng ROE khi tỷ lệ nợ ở mức trung bình. Lý thuyết M&M (1963) hay nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) đều chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất nợ và ROE.

Nghiên cứu này kỳ vọng tỷ lệ nợ sẽ c tác động tích cực đến hiệu quả tài chính đo lƣờng ROE. Khi doanh nghiệp vay nợ sẽ mong muốn nguồn vốn đƣợc tài trợ bằng nợ vay sẽ làm tăng hiệu quả tài chính, dẫn đến tình hình

kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Từ đ , doanh nghiệp sẽ c đƣợc mức lợi nhuận cao do tận dụng đƣợc lá chắn thuế của nợ vay theo lý thuyết M&M. Do đ nên khi doanh nghiệp vay nợ sẽ làm cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) tăng lên. Điều này sẽ tác động tích cực đến tâm lý của các nhà đầu tƣ và cổ đông của doanh nghiệp làm cho giá cổ phiếu trên thị trƣờng sẽ tăng lên. Nên khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay sẽ làm cho các chỉ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E), giá cổ phiếu trên giá sổ sách (P/B) tăng lên.

Từ các cơ sở trên, tác giả đƣa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và cấu tr c tài chính nhƣ sau:

- Giả thuyết 1: Cấu trúc tài chính có ảnh hƣởng thuận chiều đến ROE. - Giả thuyết 2: Cấu trúc tài chính có ảnh hƣởng thuận chiều đến EPS. - Giả thuyết 3: Cấu trúc tài chính có ảnh hƣởng thuận chiều đến P/E. - Giả thuyết 4: Cấu trúc tài chính có ảnh hƣởng thuận chiều đến P/B.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)