Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 61)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nội dung phân tích c c nhân tố ảnh hƣởng ở mục 1.3.2 đã trình bày tất cả c c nhân tố có thể có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Có thể

thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bao gồm cả c c nhân tố có thể kiểm so t đƣợc và c c nhân tố không kiểm so t đƣợc. C c nhân tố có thể kiểm so t đƣợc là c c nhân tố dƣới góc độ quản lý, quản trị có thể t c động để nâng cao mức độ công bố thông tin nhƣ c c nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu, quản trị doanh nghiệp, còn c c nhân tố không kiểm so t đƣợc là c c nhân tố mang tính kh ch quan, dƣới gi c độ quản lý, quản trị không t c động vào đƣợc nhƣ c c nhân tố thuộc về thuộc tính doanh nghiệp. Do đó luận văn tập trung vào c c nhân tố cốt lõi là c c nhân tố có thể kiểm so t đƣợc, nhìn nhận c c nhân tố này trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể là thị trƣờng chứng kho n Việt Nam để xây dựng nên c c giả thuyết nghiên cứu; còn những nhân tố không kiểm so t (nhân tố liên quan đến đặc điểm doanh

nghiệp) đƣợc mang tính chất là những biến kiểm so t. Các nhân tố liên quan

đến cơ cấu sở hữuquản trị doanh nghiệp sẽ lần lƣợt đƣợc trình bày và dự

đo n chiều hƣớng ảnh hƣởng (thuận, nghịch, không ảnh hƣởng) đến mức độ công bố thông tin của c c doanh nghiệp nhóm ngành vận tải.

Cơ cấu sở hữu:

Sở hữu nhà nước: Quyền sở hữu nhà nƣớc là đặc trƣng riêng của thị

trƣờng chứng kho n Việt Nam. Mặc dù ngày càng có nhiều công ty đại chúng thuộc sở hữu của c c tổ chức phi chính phủ, nhƣng với phần lớn c c doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trƣờng chứng kho n Việt Nam, quyền sở hữu nhà nƣớc vẫn đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ch ra công ty có sở hữu nhà nƣớc cao hơn thƣờng thiếu động lực cho việc công bố thông tin tự nguyện cho c c cổ đông bên ngoài. Nghiên cứu của Vu (2012) nhận thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa sở hữu nhà nƣớc và mức độ công bố thông tin tự nguyện [34] với lập luận rằng:

Thứ nhất, sở hữu nhà nƣớc chính là sở hữu toàn dân do đó sẽ không có chủ sở hữu thực. Việc thiếu c c quyền sở hữu thực sẽ làm mất quyền kiểm

so t trực tiếp từ chủ sở hữu dẫn đến tham nhũng và quản trị doanh nghiệp yếu kém, ngƣời quản lý sẽ hành động vì mục đích c nhân hơn là lợi ích của cổ đông. Do đó, mức độ công bố thông tin tự nguyện là thấp.

Thứ hai, c c công ty sở hữu nhà nƣớc thƣờng có ít động cơ để tối đa hóa lợi nhuận vì lợi nhuận và nguồn vốn t i đầu tƣ của công ty đƣợc đảm bảo bởi nhà nƣớc. Do đó, công ty không có động lực để tự nguyện công bố thông tin ra bên ngoài để tăng gi trị công ty và thu hút nguồn vốn đầu tƣ. Do đó giả thuyết đặt ra là:

H1: Sở hữu nhà nước có mối quan hệ nghịch biến với mức độ công bố thông tin.

Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài: Cùng với sự ph t triển và hội nhập nền

kinh tế thế giới, sở hữu nƣớc ngoài tại Việt Nam những năm gần đây có xu hƣớng tăng dần, đặc biệt là quyền sở hữu nƣớc ngoài trong c c công ty niêm yết ngày càng tăng. C c nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam phần lớn xuất ph t từ c c nền kinh tế ph t triển và một nền tài chính mạnh, công khai vì vậy p lực về bất cân xứng thông tin là rất lớn. Điều này làm cho c c nhà đầu tƣ ngoại có thể gây p lực đòi hỏi thông tin lên c c công ty mà họ dự định đầu tƣ qua đó quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể là một yếu tố quyết định quan trọng mức độ công bố thông tin của công ty tại thị trƣờng Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Barako (2004) ở Kenya, Vu (2012), Hiếu và Lan (2015) ở Việt Nam cho thấy có sự ảnh hƣởng cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài và mức độ công bố thông tin tự nguyện của c c công ty niêm yết [9], [34], [37]. Dựa trên phần lớn c c nghiên cứu trƣớc đây và lý thuyết đại diện, giả thuyết đƣợc đƣa ra là:

H2: Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tương quan dương với mức độ công bố thông tin.

Sở hữu của nhà quản lý:

Dựa trên lý thuyết đại diện, Jensen và Meckling (1976) cho rằng việc sở hữu của nhà quản lý trong công ty có thể làm cho nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn về hiệu quả kinh tế từ c c quyết định của họ, vì lợi ích của họ phụ thuộc vào gi trị công ty [32]. Do đó, nhà quản lý có động cơ thao túng thông tin theo hƣớng có lợi cho họ, hạn chế cung cấp thông tin tự nguyện. Theo quan điểm của lý thuyết đại diện và trên cơ sở Việt Nam là một nƣớc đang ph t triển có cơ cấu sở hữu tập trung cao độ, hoạt động bảo vệ cổ đông thiểu số còn yếu kém (Vu, 2012) , quyền sở hữu quản lý cao có thể dẫn đến khả năng hạn chế công bố thông tin tự nguyện [34].

Theo kết quả c c nghiên cứu trƣớc đây của Akhtaruddin và cộng sự (2009) ở Malaysia, Vu (2012), Hiếu và Lan(2015) ở Việt Nam thì tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý t c động ngƣợc chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện của c c công ty niêm yết [6], [34], [37]. Dựa trên kết quả của c c nghiên cứu trƣớc và lý thuyết đại diện, giả thuyết đƣa ra:

H3: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý tỷ lệ nghịch với mức độ công bố thông tin.

Quản trị công ty

Số lượng thành viên của hội đồng quản trị: Thông tƣ 121/2012/TT-

BTC ngày 26/7/2012 ban hành quy chế quản trị công ty p dụng cho c c công ty đại chúng thì số lƣợng thành viên trong hội đồng quản trị từ 3 đến 11 thành viên. Nghiên cứu của Akhtaruddin và cộng sự (2009), Phạm Thị Bích Vân (2012) cho thấy có mối tƣơng quan dƣơng giữa số lƣợng thành viên của hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin tự nguyện [6], [4]. Lập luận rằng kích cỡ hội đồng quản trị càng lớn thì năng lực kiểm soát và ra quyết định càng cao, bởi: thứ nhất: số lƣợng thành viên tăng, sự giàu có về kiến thức và khả năng theo dõi hoạt động doanh nghiệp, đ nh giá tình hình sẽ tăng lên, thứ

hai, cũng là yếu tố quan trọng nhất, tăng số lƣợng thành viên sẽ tránh đƣợc sự tập trung quyền lực vào một vài nhân vật then chốt, cũng do đó mà quyền lợi của cổ đông nhỏ hoặc không có mặt trong hội đồng quản trị đƣợc bảo vệ ở mức cao hơn. Từ đó giả thuyết đặt ra là:

H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin của của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập: Theo lý thuyết đại diện,

những thành viên hội đồng quản trị độc lập đóng vai trò quan trọng để giảm bớt mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. Trong bối cảnh thị trƣờng vốn mới nổi ở Châu Á, nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng mức độ độc lập của hội đồng quản trị có mối quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện của c c công ty niêm yết [6], [49]. Nguyên nhân là do: thứ nhất, theo lý thuyết tín hiệu sự tồn tại của c c thành viên độc lập trong hội đồng quản trị hỗ trợ c c công ty trong c c quyết định chiến lƣợc về kinh tế và tài chính của mình do đó cải thiện hiệu suất kinh tế và tài chính làm cho c c công ty có động cơ để công bố thông tin nhiều hơn. Thứ hai, theo lý thuyết đại diện c c thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có thể giúp gi m s t hoạt động của nhà quản lý tốt hơn, khi đó ngƣời quản lý ít có khả năng lạm dụng quyền lực của họ cho mục đích riêng có lợi cho bản thân. Vậy tại một nền kinh tế thị trƣờng còn non nớt nhƣ Việt Nam, c c thành viên hội đồng quản trị độc lập có giúp tăng cƣờng mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp không. Giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H5: Một tỷ lệ cao hơn của thành viên hội đồng quản trị độc lập có mối quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Câu hỏi rằng có nên

gi m đốc hay nên t ch biệt hai chức danh này vẫn còn đang để ngỏ. Lý thuyết đại diện không ủng hộ hành vi này vì nguy cơ lạm quyền của tổng gi m đốc. Tuy nhiên việc kiêm nhiệm cũng mặt kh c cũng mang đến nhiều điểm tích cực, chẳng hạn quyền lực tập trung vào ngƣời sở hữu lớn nhất thì tr ch nhiệm điều hành của chính nhân vật này đƣợc đẩy lên mức cao nhất. Ngoài ra nếu nhân vật kiêm nhiệm có đạo đức kinh doanh, tức giả thiết không có hành vi tự lợi, lúc đó quyết định của hội đồng quản trị cũng chuẩn x c hơn, c c nhà quản trị kh c trong doanh nghiệp đƣợc quản lý chặt chẽ hơn. Giả thuyết đặt ra:

H6: Việc kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc có mối quan hệ nghịch với mức độ công bố thông tin.

Công ty kiểm toán: Chủ thể kiểm to n là một phần không thể thiếu trong

báo c o tài chính của c c doanh nghiệp niêm yết. C c nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đều cho rằng, chất lƣợng của c c công ty kiểm to n có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp [32], [34]. Vậy cần kiểm định lại giả thuyết:

H7: Mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành

vận tải được kiểm toán bớiBig 4 sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)