Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 26 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM

NHTM

a. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là quá trình ngân hàng tiếp cận rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng bằng nhiều công cụ, phƣơng pháp nhằm kiểm soát tần suất và thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Trong kinh doanh mà đặc biệt là kinh doanh tiền tệ thì rủi ro là điều khó tránh khỏi, vấn đề là chúng ta làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro đó và đồng thời phải đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận nhƣ mong muốn. Rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề, muốn có lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao, nếu không chấp nhận rủi ro cao thì sẽ không bao giờ thu đƣợc lợi nhuận cao. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng trong giới hạn ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc.

b. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Trong thực tế, rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau, nói cách khác hoạt động ngân hàng là phải mạo hiểm với

những rủi ro tính toán đƣợc. Mỗi cơ hội đầu tƣ luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn, hiểu rõ và đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đƣa ra quyết định nhanh và chính xác.

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Ngoài ra, đối với những loại rủi ro không có khả năng điều chỉnh cần phải đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài. Ngân hàng có thể chuyển rủi ro tín dụng trong cho vay HKD qua các công ty bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng trong cho vay HKD và khi rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ đƣợc các công ty bảo hiểm bồi thƣờng một phần hay toàn bộ tổn thất tuỳ theo loại bảo hiểm đã mua.

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lƣợc chung và khả năng đáp ứng của NHTM: Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro, các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ cho phép chấp nhận các mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không đƣợc cao quá khả năng đáp ứng của NHTM. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn khả năng đáp ứng của NHTM cần đƣợc loại bỏ. Ngân hàng không nên đánh đổi giữa lợi nhuận và an toàn tín dụng khi rủi ro quá cao.

c. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh bao gồm 4 nội dung: Nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng.

* Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

- Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận diện các thông tin, dấu hiệu về nguồn rủi ro tín dụng, hiểm họa và nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ giúp

ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

- Ngân hàng thực hiện nhiều phƣơng pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Có các phƣơng pháp nhận dạng rủi ro sau: Phƣơng pháp lƣu đồ, phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu tổn thất trong quá khứ, phƣơng pháp bảng liệt kê, phƣơng pháp phân tích tài chính, phƣơng pháp giao tiếp với chuyên gia, phƣơng pháp đánh giá các hiểm hoạ tín dụng, phƣơng pháp giao tiếp với nội bộ tổ chức, phƣơng pháp phân tích hợp đồng trong phân tích, nhận dạng rủi ro.

* Đo lƣờng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

- Đo lƣờng rủi ro tín dụng là việc dùng các mô hình để lƣợng hoá rủi ro đối với danh mục cho vay, từng khách hàng vay và từng khoản vay cụ thể. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa cũng nhƣ mức trích lập dự phòng rủi ro.

- Mô hình định tính: Mô hình định tính còn đƣợc gọi là mô hình chủ quan, mô hình kinh nghiệm hay mô hình truyền thống của rủi ro tín dụng. Mô hình này chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. Mô hình đánh giá truyền thống đi sâu nghiên cứu “6 khía cạnh- 6C” của ngƣời xin vay là: Tƣ cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải đƣợc đánh giá tốt thì khoản vay mới đƣợc xem là khả thi. Các tiêu chí tín dụng “6C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: Ngƣời vay đủ tƣ cách? Hợp đồng tín dụng sẽ đƣợc ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời vay

và ngân hàng?

- Mô hình định lƣợng:

Mô hình phản ánh về mặt định lƣợng bao gồm các cách xác định theo mô hình điểm số Z, mô hình cấu trúc kỳ hạn RRTD và mô hình cho điểm TD có ƣu thế là cho phép xử lý nhanh chóng các hồ sơ xin vay vốn với chi phí thấp, khách quan do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát RRTD. Các mô hình cho điểm TD sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của ngƣời vay để lƣợng hóa xác suất vỡ nợ cũng nhƣ phân loại ngƣời vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mô hình định lƣợng là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng trong việc xếp hạng TD doanh nghiệp. Việc xếp hạng TD doanh nghiệp trƣớc đây đƣợc thực hiện theo QĐ 1253/QĐ- NHNN ngày 21/6/2006 của NHNN (trƣớc nữa là quyết định số 57/2002/QĐ- NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp). Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, NHTM xây dựng, trình ngân hàng nhà nƣớc phê duyệt, trên cơ sở đó NHTM sẽ thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 và Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014.

* Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh , phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao rủi ro, nhằm giới hạn khả năng xảy ra và mức độ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

* Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là việc ngân hàng sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài và bên trong một cách chủ động để bù đắp cho những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)