Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh DAB Kon

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 42)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh DAB Kon

Ngân hàng TMCP Đông Á là một ngân hàng cổ phần đầu tiên đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1992 với số vốn điều lệ 20 tỉ đồng, 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ. Trải qua 23 năm hoạt động, với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lƣợc hƣớng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA Bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam. Những thành tựu vƣợt bậc của DongA Bank đƣợc thể hiện qua những con số ấn tƣợng: 5.000 tỷ đồng là số vốn điều lệ tính đến 31.12.2014; tổng tài sản đến cuối năm 2014 là 87.258 tỷ đồng; Từ 03 phòng nghiệp vụ chính lên 36 phòng ban trung tâm thuộc hội sở cùng 3 công ty thành viên và 223 Chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc; tổng số cán bộ, nhân viên 4.183 ngƣời; Sở hữu trên 7,5 triệu khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp; 1,6 tỷ USD doanh số chi trả Kiều hối.

Ngày 06 tháng 11 năm 2013 Chi nhánh DAB Kon Tum đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch (Phòng giao dịch Kon Tum đƣợc thành lập ngày 14 tháng 7 năm 2008) theo văn bản chấp thuận số 7850/NHNN- TTGSNH ngày 22/10/2013. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của DAB, có con dấu riêng đƣợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Tên Chi nhánh : Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á Kon Tum

Địa chỉ: 421 đƣờng Trần Phú, Phƣờng Thống nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Ngay sau khi thành lập DAB - Chi nhánh Kon Tum đã gặp không ít khó khăn, với cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu thốn và hạn chế. Về công tác cán bộ, Chi nhánh luôn tìm kiếm nguồn cán bộ trẻ, có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh thực hiện công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, nên ngay từ khi thành lập Chi nhánh DAB Kon Tum đã bốn lần thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo. Hiện nay nhân sự của Chi nhánh gồm 40 ngƣời, đƣợc sắp xếp, bố trí phù hợp theo các phòng chuyên môn..

Kon Tum là tỉnh miền núi, kinh tế phát triển chậm, các doanh nghiệp nhà nƣớc phần lớn làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh lớn rất ít. Trong điều kiện đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải đối diện với nhiều khó khăn, nhất là vấn đề huy động vốn. Chi nhánh DAB Kon Tum phải thƣờng xuyên nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên do nguồn vốn huy động tại địa phƣơng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua, nhƣng với sự cố gắng nỗ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh, sự hỗ trợ từ Ngân hàng cấp trên và sự phối hợp của cấp chính quyền địa phƣơng, Chi nhánh đã khẳng định đƣợc mình trong cơ chế thị trƣờng đầy biến động, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh và thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ của nhà nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Uy tín Chi nhánh từng bƣớc đƣợc củng cố và thực sự trở thành ngƣời bạn đồng hành của ngƣời dân.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh DAB Kon Tum

- Chức năng: Thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo nội dung giấy phép của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc; Quản lý các hoạt động kinh doanh của các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc; Tham mƣu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng theo phân cấp của Ban Tổng giám đốc một cách có hiệu quả.

+ Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc. Tìm kiếm và thu hút khách hàng. Tiết giảm chi phí, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động .

+ Tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh và phát triển quy mô hoạt động của Ngân hàng.

+ Thu thập các thông tin về khách hàng và các Ngân hàng tại địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Báo cáo tình hình hoạt động của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của Tổng Giám Đốc và các Phòng nghiệp vụ tại Hội sở .

+ Tổ chức lƣu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ phát sinh tại Chi nhánh theo quy định của Tổng Giám Đốc. Lƣu trữ hồ sơ pháp lý của Chi nhánh và hồ sơ cán bộ- công nhân viên tại Chi nhánh. Quản lý tài sản (TSCĐ, CCLĐ, kho quỹ...) và bộ máy hoạt động tại Chi nhánh.

+ Chấp hành các quy định, quy trình ... do Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc ban hành. Tham mƣu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

a. Ban lãnh đạo

- Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc Chi nhánh

+ Thực hiện các công việc theo hạn mức đƣợc tổng giám đốc uỷ quyền + Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày tại Chi nhánh

+ Đƣợc quyền điều động nhân sự trong phạm vi đƣợc quản lý: trong nội bộ từng Chi nhánh, giữu các Chi nhánh trực thuộc sự quản lý của giám đốc Chi nhánh

+ Phổ biến chủ trƣơng, chính sách của ban tổng giám đốc cho nhân viên. Phổ biến kế hoạch đƣợc tổng giám đốc giao và tiến độ thực hiện kế hoạch cho nhân viên trong Chi nhánh.

+ Quản lý tài sản của Chi nhánh; Tham mƣu cho tổng giám đốc và giám đốc Chi nhánh quản lý trực tiếp về các hoạt động của Chi nhánh; Đề xuất với lãnh đạo cấp trên các vấn đề vƣợt quá thẩm quyền.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc Chi nhánh

+ Thực hiện các công việc theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc

+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc Chi nhánh. Đồng thời tham mƣu cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đƣa ra quyết định kinh doanh.

+ Điều hành hoạt động của Chi nhánh, khách hàng và của giám đốc trong thời gian giám đốc vắng mặt.

- Cơ cấu tổ chức : của Chi nhánh DAB Kon Tum đƣợc tổ chức khá gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến thể hiện phân định quyền hạn theo chức năng của từng phòng ban và đảm bảo linh hoạt trong quản lý, hoạt động tốt đồng thời vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Chi nhánh DAB Kon Tum

( Nguồn: Bộ phận Hành chính Chi nhánh DAB Kon Tum )

b. Các phòng ban

* Phòng kinh doanh-tín dụng:

- Chức năng: Cung cấp vốn cho khách hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh trong và ngoài nƣớc. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh gồm: kinh doanh ngoại tệ, vàng và các loại chứng từ có giá. Thực hiện nghiệp vụ chi trả kiều hối. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát.

- Nhiệm vụ

+ Thực hiện các loại hình tín dụng và bảo lãnh trong và ngoài nƣớc theo chủ trƣơng của ban tổng giám đốc

+ Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, kinh doanh, thanh toán quốc tế của Chi nhánh cho tổng giám đốc và các cơ quan nhà nƣớc.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tiền vay và đề xuất các phƣơng án xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Chi nhánh.

Giám đốc Chi nhánh Phó giám đốc Chi nhánh Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng kinh doanh tín dụng Phòng hành chính Chi nhánh trực thuộc Phòng giao dịch

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hoạt động tín dụng, kinh doanh, thanh toán quốc tế do giám đốc Chi nhánh và ban tổng giám đốc yêu cầu.

* Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán

- Chức năng: Huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu. Cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tham mƣu cho giám đốc Chi nhánh về quản trị tài chính của Chi nhánh

- Nhiệm vụ:

+ Mở và quản lý tài khoản thanh toán cho khách hàng. mở và quản lý tài khoản của Chi nhánh tại tổ chức tín dụng khác hoặc Chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc

+ Thực hiện nghiệp vụ nhận và chi trả vốn, lãi tiết kiệm và phát hành các loại kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu theo chủ trƣơng của ban tổng giám đốc

+ Đối chiếu, kiểm tra nghiệp vụ tiết kiệm, nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày giữa Chi nhánh cấp với các đơn vị khác trong cùng hệ thống. Đối chiếu tồn quỹ cuối ngày với bộ phận ngân quỹ

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê, kế toán của Nhà nƣớc và của ngân hàng Đông Á

+ Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Thực hiện các công việc khác do giám đốc Chi nhánh và ban tổng giám đốc yêu cầu

* Chức năng, nhiệm vụ của phòng ngân quỹ

- Chức năng: Quản lý toàn bộ tiền mặt bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá trị tại Chi nhánh. Thực hiện các dịch vụ thu-chi hộ, kiểm đếm hộ và quản lý hộ tài sản. Tham mƣu cho giám đốc Chi nhánh về hoạt động ngân quỹ.

- Nhiệm vụ:

tờ có giá trị tại Chi nhánh

+ Thực hiện việc giao, nhận tiền mặt, vàng, ngoại tệ đối với Chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng khác

+ Thực hiện các công việc khách hàng khác do giám đốc Chi nhánh và ban tổng giám đốc yêu cầu

* Chức năng, nhiệm vụ của Phòng hành chính

- Chức năng: phụ trách các vấn đề về hành chính của Chi nhánh

- Nhiệm vụ: Xây dựng các quy chế, tổ chức ngân hàng. Quản lý nhân sự, thi đua, lao động, tiền lƣơng của nhân viên. Tiến hành những công việc phục vụ cho nội bộ Chi nhánh. Tham mƣu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý và tuyển dụng.

* Riêng bộ phận kiểm toán nội bộ do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc nhƣ: giám sát hoạt động của Chi nhánh thông qua báo cáo, lập báo cáo thƣờng kì và đột xuất theo yêu cầu của trƣởng Ban kiểm soát nội bộ, của thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc địa phƣơng.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

a. Về huy động vốn

Từ khi thành lập đến nay (2015) Chi nhánh Đông Á Kon Tum đã chú trọng đến công tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi từ dân cƣ. Vốn huy động từ dân cƣ năm 2014 đạt 385,102 tỷ đồng tăng 98,62 % so với năm 2013 (tăng 54,786 tỷ). Các yếu tố dẫn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên là ngân hàng luôn thực hiện chƣơng trình ƣu đãi dành cho khách hàng nhƣ tặng quà khi tham gia gửi tiền vào ngân hàng và tặng quà sinh nhật cho khách hàng nhằm tạo thêm uy tín cũng nhƣ mang đến lợi ích cho khách hàng.

Nhƣng năm 2015 so với 2014 thì tổng vốn huy động lại giảm từ 390,765 tỷ đồng năm 2014 còn 387,385 tỷ đồng, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nguyên nhân là do sự xuất hiện của các ngân hàng mới, mặt khác NHTMCP Đông Á vẫn chƣa chú trọng vào việc mở rộng địa bàn bằng việc mở các Chi nhánh tại các huyện để thuận tiện hơn cho việc huy

động vốn cũng nhƣ cho vay đối với HKD.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của DAB Kon Tum qua 3 năm 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015/2014 Số tiền T.độ tăng giảm (%) Số tiền T.độ tăng giảm (%) I. Tổng nguồn vốn huy động 335.211 390.765 387.385 55.554 100,0 -3.380 100,0 1. Theo thành phần kinh tế. Huy động từ tổ chức kinh tế 4.895 5.663 4.564 768 1,38 -1.099 32,51 Huy động từ dân cƣ 330.316 385.102 382.821 54.786 98,62 -2.281 67,49 2. Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ

hạn 2.137 6.009 8.145 3.872 6,97 2.136 -63,2

Tiền gửi ngắn hạn 332.962 384.609 379.424 51.647 92,97 -5.185 153,4

Tiền gửi trung dài

hạn 112 147 184 35 0,06 37 -1,09

3. Cơ cấu theo loại

tiền

VNĐ 330.608 384.549 382.200 53.941 97,10 -2.349 69,50

Ngoại tệ 4.603 6.216 5.185 1.613 2,90 -1.031 30,50

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH năm 2013-2015)

Qua số liệu (Bảng 2.1) ta có thể thấy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chƣa thực sự hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ chƣa thực sự đa dạng, trong đó tiền gửi VND (cơ cấu theo loại tiền) có mức giảm 2,349 tỷ đồng so với năm 2014 và nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng có giảm nhƣng không đáng kể. Nguyên nhân cũng do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên

địa bàn, một số ngân hàng mới đƣợc thành lập.

Nhìn chung, mức tăng trƣởng huy động vốn qua các năm đều biến động tăng năm 2014 và giảm dần năm 2015. Có thể thấy rằng, chính sách quảng cáo vẫn chƣa đƣợc chú trọng, việc tuyên truyền, để mọi tầng lớp dân cƣ hiểu biết về các thông tin chƣa đƣợc rộng rãi, chƣa tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với khách hàng trong việc thu hút vốn.

b. Về hoạt động cho vay của Chi nhánh

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của DAB Kon Tum qua 3 năm 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Số tiền T.độ tăng giảm (%) Số tiền T.độ tăng giảm (%) Tổng dƣ nợ cho vay bình quân 185.927 223.159 142.939 37.232 20,03 -80.220 -35,95 Nợ xấu bình quân 100 19.486 19.249 19.386 19,386 -237 -1,2 Tỷ lệ nợ xấu bq (%) 0,05 8,73 13,47 8,68 4,73

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng)

Cho vay là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống của NHTM, đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung và Chi nhánh DAB Kon Tum nói riêng thì đây là nguồn thu chủ yếu. Trong những năm gần đây, nhu cầu của HKD về vốn để sản xuất kinh doanh rất lớn, nắm đƣợc nhu cầu đó Chi nhánh DAB Kon Tum đã đẩy mạnh cho vay đối với HKD cụ thể nhƣ sau:

- Hoạt động cho vay của Chi nhánh không tăng trƣởng đều qua các năm cụ thể: Dƣ nợ bình quân năm 2014 là 223,159 tỷ đồng so với năm 2013 tăng lên 37,232 tỷ đồng tƣơng đƣơng chiếm tỷ trọng 20,03%. Năm 2015 lại giảm

xuống còn 142,939 tỷ đồng, giảm 80,220 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng đƣơng chiếm tỷ trọng giảm còn 33,95%. Tỷ lệ nợ xấu bình quân năm 2013 là 0,05%, năm 2014 là 8,73%, đến năm 2015 lên đến 13,47%.

Trong năm 2014 và năm 2015 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ, hoạt động ngân hàng ảm đạm dẫn đến nhu cầu vay vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, việc huy động vốn gặp không ít khó khăn nên sử dụng vốn cấp trên điều về là chủ yếu, dẫn đến việc Chi nhánh phải cho vay với lãi suất cao cũng là một yếu tố rào cản đƣa nguồn vốn đến với khách hàng.

Trong tƣơng lai cần có các biện pháp để giảm nợ xấu một cách có hiệu quả để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc tốt hơn. Ngân hàng cần tối đa hóa lợi nhuận. Khi cho vay ngân hàng cần kiểm soát các khoản vay của hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 42)