Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 31 - 35)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

doanh của NHTM

Để thực hiện tốt kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, ngân hàng cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Né tránh rủi ro tín dụng: Là việc né tránh những đối tƣợng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân bên ngoài làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay. Quy định những đối tƣợng, những trƣờng hợp không cho vay, lựa chọn khách hàng cho vay qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, lựa chọn cơ hội cho vay qua kết quả thẩm định tín dụng…

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng: Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân bên trong gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro đƣợc xác định nhƣng có thể khắc phục đƣợc thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn đối ứng

tham gia PASXKD/DAĐT, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…

+ Phân cấp quyền hạn quyết định trong cho vay + Xây dựng và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

- Phân tán rủi ro tín dụng: Đa dạng hoá danh mục cho vay HKD theo ngành nghề, khu vực địa lý, xác định giới hạn cho vay…Đa dạng hóa trong đầu tƣ tín dụng là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù (unsystematic risk), rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động.

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng:

+ Giám sát khách hàng vay và khoản vay, gia hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi, bảo đảm tiền vay bằng tài sản..

+ Áp dụng hình thức, quy trình cho vay: thông qua việc tập trung vào nguy cơ chính gây ra rủi ro, đồng thời xem xét môi trƣờng gây ra rủi ro và sự tƣơng tác giữa môi trƣờng và nguy cơ đó, qua đó áp dụng các các hình thức, quy trình cho vay hợp lý thích hợp với từng trƣờng hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức, quy trình đó sẽ hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể đƣợc.

+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trình cho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì NHCV có thể áp dụng các biện pháp nhƣ giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

+ Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đƣa các

điều khoản mang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro nhƣ các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, các trƣờng hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn…

+ Định giá khoản vay: Đây chính là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro đƣợc áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng mong muốn đảm bảo rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất đã đƣợc điều chỉnh theo rủi ro và bao gồm các khoản chi phí.

+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thức ba là một trong những hình thức cho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng. Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng đó là: Tài sản bảo đảm là ngồn trả nợ thứ hai khi rủi ro xảy ra; nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay.

+ Trích lập dự phòng xử lý rủi ro: Xuất phát từ bản chất của hoạt động cho vay là đã cho vay là có chứa đựng rủi ro, tuy nhiên vì đây thuộc loại rủi ro suy đoán nên ngân hàng phải cân nhắc giữa cơ hội tạo ra lợi nhuận và nguy cơ xảy ra tổn thất để chấp nhận một mức rủi ro hợp lý với mong muốn thu đƣợc lợi nhuận mong muốn. Khi đã chấp nhận rủi ro thì phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ khắc phục đƣợc kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát. Đây là phƣơng pháp thông qua việc lƣu giữ tổn thất, việc lƣu giữ đƣợc thực hiện một cách chủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là ngƣời chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trƣớc do vậy sẽ làm tăng chi phí

và ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trích lập dự phòng tại các ngân hàng mang tính chất giống nhƣ hình thức tự bảo hiểm rủi ro.

- Trung hoà rủi ro tín dụng: Hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng v.v..

- Chuyển giao rủi ro tín dụng: Chuyển giao rủi ro là việc sắp xếp để một vài đối tƣợng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, ngƣời kinh doanh rủi ro hoặc đối tƣợng khác. Các cách thức chuyển giao rủi ro:

+ Chuyển giao rủi ro cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng: Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản mà mình cho vay, tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thƣờng cho ngân hàng những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Thông thƣờng, bảo hiểm tín dụng chỉ đảm bảo cho phần nợ bị mất hoàn toàn sau khi đƣợc xác định rõ ràng chứ không áp dụng cho toàn bộ khoản vay.

+ Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ: Tìm kiếm khách hàng (Các công ty mua bán nợ) để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ nhất định để thu hồi nợ. Thực chất của việc bán nợ chính là chuyển giao rủi ro và cơ hội cho bên kinh doanh mua bán nợ sau khi ngân hàng cho vay chấp nhận một mức tổn thất nhất định.

+ Chứng khoán hóa nợ xấu: Chứng khoán hóa là việc ngân hàng thực hiện tập hợp đóng gói các khoản nợ chƣa đáo hạn có chung đặc điểm nhƣ cùng kỳ hạn, lãi suất, loại hình cho vay, hình thức bảo đảm… bán cho nhà đầu tƣ dƣới hình thức chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép ngƣời sở hữu chúng nhận đƣợc khoản tiền thanh toán từ ngƣời vay. Trong điều kiện pháp lý cho phép và thị trƣờng thuận lợi, chứng khoán hóa cũng là một kỹ thuật để xử lý nợ xấu của các NH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 31 - 35)