Thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay HKD, đặc biệt chú trọng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 90 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay HKD, đặc biệt chú trọng

trọng công tác kiểm tra, giám sát và tái thẩm định sau khi cho vay

Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay HKD, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy trình tín dụng đã qui định. Việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thƣờng xuyên một cách chặt chẽ các quy trình cho vay, kiểm tra, giám sát và tái thẩm định sau khi cho vay:

- Đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và tái thẩm định sau khi cho vay. Quá trình giám sát nhằm theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diến biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của HKD để phát hiện kịp thời nhữn phát sinh rủi ro. Sau khi giải ngân CBTD cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hay không, kiểm tra lại thực tế tài sản sau khi vay nhằm ngăn ngừa các hành vi lừa đảo dựa trên TSBĐ, xem xét HKD có hoàn trả gốc, lãi đúng hạn hay không, đồng thời thực hiện đầy đủ các biên pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn cam kết. Đây là bƣớc công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay, nếu bỏ sót và xem nhẹ giai đoạn này thì khả năng xảy ra RRTD rất cao.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho vấn đề này:

+ Hiện tại, việc giao trách nhiệm CBTD ở Chi nhánh đảm nhận toàn bộ từ khâu đầu tiên đến cuối cùng của hoạt động cho vay đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Chi nhánh cần thiết phải thành lập tổ định giá TSĐB riêng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những

rủi ro phát sinh tƣ khâu này. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần có các quy định rạch ròi về trách nhiệm của từng cá nhân bao gồm từ cán bộ trực tiếp thẩm định và cả trƣởng phòng tín dụng đối với tính xác thực của hồ sơ thẩm định.

+ Nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định, đáp ứng điều kiện về trình độ cho cán bộ làm công tác thẩm định, Chi nhánh cần thiết thực hiện đạo tào cán bộ bằng các khóa học do Ngân hàng tiến hành hoặc các khóa học do NHNN, các Trung tâm đào tạo chuyên ngành thẩm định tổ chức.

+ Đối với khung giá bất động sản: trên thực tế, việc thẩm định TSĐB gặp rất nhiều khó khăn, không thể nào chỉ dựa vào khung giá đã đƣợc quy định để áp đặt cho tài sản bởi có vô vàn nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá trị của tài sản đó, có những nguyên nhân rất bất ngờ đã làm thay đổi hẳn giá cả của một căn nhà: ví dụ nhƣ một con đƣờng rất đông ngƣời qua lại thì giá trị của những căn nhà trên con đƣờng ấy rất cao, tuy nhiên khi có những thay đổi về quy hoạch hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác, giá của các bất động sản sẽ bị giảm xuống rất nhiều. Chính vì vậy, việc xây dựng khung bảng giá về bất động sản cần phải có sực cân nhắc điều chỉnh theo định kì hoặc cập nhật ngay khi có những thay đổi bất thƣờng trên thực tế về quy định đối với vị trí của bất động sản đó. Vì thế, việc xây dựng khung bảng giá bất động sản quy định áp dụng linh hoạt theo tình hình thực tế là hết sức cần thiết nhằm trách sự chênh lệch lớn giữa khung giá quy định và giá thực tế của thị trƣờng.

+ Cán bộ thẩm định trực tiếp chính là những ngƣời nắm vững nhất về việc thay đổi giá cả theo thực tế thị trƣờng. Chi nhánh cần có các quy định mở, linh hoạt, yêu cầu cán bộ thẩm định đề xuất theo định kì hoặc đột xuất những thay đổi thực tế về khung giá bất động sản theo giá thị trƣờng. Có nhƣ vậy, việc thẩm định giá trị TSĐB mới chính xác, giảm bớt các RRTD xuất phát từ việc định giá sai tài sản.

+ Thƣờng xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của TSĐB: trên thực tế hiện nay, TSĐB giữ vai trò rất lớn trong việc giảm tổn thất tín dụng khi vay, do đó việc cập nhật giá trị của TSĐB theo thời giá sẽ phản ánh đúng giá trị cũng nhƣ tính thanh khoản của TSĐB, đảm bào tính chính xác của số tiền cần phải trích lập dự phòng cụ thể và hạn chế RRTD cho Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh cần thƣờng xuyên thực hiện công tác này, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần quy trách nhiệm cụ thể đến lãnh đạo phòng nếu bộ phận liên quan không thực hiện nghiêm túc hoạt động này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 90 - 92)