Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 92 - 99)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Các giải pháp khác

a. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền lâu đối với khách hàng HKD truyền thống

- Giúp ngân hàng đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng hộ kinh doanh, nắm bắt, tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát.

- Thông qua mối quan hệ với khách hàng, ngân hàng có thể huy động đƣợc nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng.

- Đề ra chính sách chiến lƣợc, kế hoạch, tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tƣ và không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

- Duy trì và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, khách hàng vừa là ngƣời cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng là ngƣời sử dụng nguồn vốn này nên khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng giúp các ngân hàng thƣơng mại có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng, các ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để có thể đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng sẽ giúp ngân hàng, trên cơ sở:

xuyên, ngân hàng có thể nắm bắt, tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan sát đƣợc những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số tiền dƣ trên tài khoản của họ, ngân hàng sẽ biết đƣợc khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng nhƣ quan hệ với khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm... Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin về khách hàng và là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí trong việc thẩm định, sàng lọc thông tin, tránh đƣợc rủi ro về đạo đức, kế hoạch hóa đƣợc nguồn vốn cũng nhƣ các chi phí giám sát khách hàng khi đã có sẵn phƣơng thức giám sát.

+ Thu hút vốn để củng cố đầu vào mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng, thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, ngân hàng có thể huy động đƣợc một khối lƣợng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng. Sự am hiểu của khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về nhu cầu vốn, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm đƣợc chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên ngân hàng sẽ có đủ điều kiện hạ lãi suất cho vay, điều đó sẽ cuốn hút đƣợc khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó hơn với ngân hàng. Mối quan hệ không những ngày càng đƣợc củng cố, đối với khách hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao chất lƣợng tín dụng.

+ Đề ra chính sách chiến lƣợc, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng trong tƣơng lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trƣờng, tìm kiếm cơ hội không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức để vƣơn tới sự hoàn thiện về chất lƣợng tín dụng, nhằm tạo dựng đƣợc hình ảnh, biểu tƣợng tốt của Ngân hàng trên thị trƣờng.

Để thiết lập mối quan hệ tốt, lâu bền với khách hàng, ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động, đề cao uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng đối với ngân hàng nhƣ những ngƣời bạn tin cậy tranh thủ mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan chức năng

b. Duy trì và tranh thủ mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan chức năng

- Các ban ngành chức năng địa phƣơng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Luật các TCTD là các hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo về quyền lợi chính đáng của các TCTD theo đúng pháp luật.

- Nhanh chóng hoàn thiện việc cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu và các tài sản gắn liền với đất cho ngƣời dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong giao dịch, cầm cố tín dụng với Chi nhánh ngân hàng.

- Giảm bớt các thủ tục rƣờm rà, thực hiện cơ chế một cửa, một dấu khi ngƣời dân đến các cơ quan hành chính địa phƣơng xin công chứng.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền, các cơ sở ban ngành địa phƣơng nơi khách hàng sinh sống hoặc kinh doanh, nhất là các cơ quan pháp luật để thực hiện thu hồi nợ đối với khách hàng không chịu hợp tác trong việc thanh toán nợ, động viên khách hàng thực hiện đúng trách nhiệm đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

c. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho công tác tín dụng hộ kinh doanh

- Tạo môi trƣờng làm việc chủ động, nâng cao tính tự chủ của cán bộ là động lực thúc đẩy CBTD cống hiến hết mình cho Chi nhánh: hiện nay, do dặc

thù nghề nghiệp thời gian làm việc thực tế rất nhiều. Do đó, ban lãnh đạo Chi nhánh phải tạo đƣợc môi trƣờng làm việc chủ động để CBTD có cơ hội cống hiến tƣ duy nghề nghiệp và phát huy hết năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao với thời gian hợp lý. Với một môi trƣờng làm việc đồng thuận, cởi mở, chính sách cán bộ ổn định và hợp lý, có sự đánh giá, ghi nhận, tin tƣởng vào năng lực của CBTD sẽ là động lực thúc đẩy CBTD cống hiến hết mình cho Chi nhánh.

Đây thực sự là một điều kiện khá khó để thực hiện do nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các quy định, chủ trƣơng làm việc của Đông Á Bank trong công tác chuyên môn lẫn môi trƣờng giao lƣu bên ngoài tạo nên văn hoá làm việc của Chi nhánh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng làm việc đó. Điều này đòi hỏi sự thống nhất từ trên xuống dƣới, ban lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng, công minh, thu phục đƣợc sự đồng lòng của cấp dƣới, biết đối nhân xử thế. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần tạo ra nhiều sân chơi, giao lƣu về thể thao, văn hoá góp phần thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa các nhân viên trong Chi nhánh, giữa ban lãnh đạo với nhau, đẩy mạnh phong trào thi đau qua đó tạo khí thế làm việc cho mọi ngƣời. Có kế hoạch giao lƣu giữa các Chi nhánh trong hệ thống với nhau nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Với sự tự hào về Ngân hàng, nhân viên sẽ có trách nhiệm với việc vun đắp, xây dựng một Ngân hàng mạnh, phát triển bền vững. Ngoài ra, cần có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh, CBTD sẽ có nhận thức rõ ràng đối với bất kỳ hành động nào của bản thân có thể gây nguy hại cho mình và cho Chi nhánh, thận trọng với những quyết định trong công tác tín dụng.

d. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt

đáp ứng các yêu cầu về công việc trong thời đại mới. Hiện nay trình độ ngoại ngữ và tin học là những yêu cầu cơ bản bắt buộc CBTD phải tự trang bị cho bản thân để có thể phục vụ tốt hơn cho công việc, nắm bắt kịp thời với những thay đổi của tình hình kinh tế, xã hội góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình.

- Có sức khoẻ, ngoại hình, khả năng giao tiếp tốt: CBTD chính là bộ mặt của Ngân hàng khi thƣờng xuyên phải tiếp xúc với khách hàng đồng thời CBTD phải đi thực tế rất nhiều. Công tác cho vay HKD đòi hỏi CBTD phải di chuyển ở những địa bàn rất rộng, giao thông khó khăn, nếu CBTD không đủ sức khoẻ sẽ không thể đảm đƣơng đƣợc khối lƣợng công việc rất nhiều tại Chi nhánh.

- Vấn đề đạo đức phẩm chất của cán bộ là yếu tố trực tiếp tác động đến niềm tin của khách hàng, đến thƣơng hiệu của ngân hàng, hơn nữa thực tế cho thấy hoạt động trong lĩnh vực tín dụng là hết sức nhạy cảm, ảnh hƣởng tốt xấu ngay đến niềm tin của khách hàng, nếu CBTD không có lập trƣờng và bản lĩnh rất dễ bị xa ngã. Do đó việc nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ tín dụng là việc quan trọng đầu tiên trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên lồng vào các nội dung tập huấn một nội dung quan trọng là đƣa ra các hậu quả do phẩm chất đạo đức kém mang lại để thƣờng xuyên tôi luyện rèn giũa phẩm chất cần phải có trong tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó Chi nhánh cần tăng cƣờng các hoạt động công đoàn mục đích giúp các cán bộ tận tuỵ, gắn bó hơn với Chi nhánh, từ đó tạo trách nhiệm tâm huyết với Chi nhánh, đạt hiệu quả cao trong công tác, hạn chế RRTD.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ tín dụng về các ngành sản xuất mà Chi nhánh đang cho vay chủ yếu để có thể nhận xét, đánh giá đúng những dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

e. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển đối với cán bộ tín dụng

Theo các lời khuyên của chuyên gia về quản lý RRTD thì không có phƣơng pháp phân tích hoàn hảo nào nào có thể thay thế đƣợc kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản lý rủi ro. Do đó, để việc hạn chế RRTD có hiệu quả, Chi nhánh cần thông qua quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dƣỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về quản lý RRTD, cần thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định. Cụ thể :

- Đƣa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, không nên thi tuyển chung giữa cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng.

- Thƣờng xuyên tổ chức và phối hợp với ngân hàng cấp trên và các ngân hàng nƣớc ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trƣờng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đƣơng nhiệm, Chi nhánh phải đƣa ra khía cạnh con ngƣời trong cách ứng xử vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có đƣợc những kinh nghiệm và công cụ quý giá nhằm tăng khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát món vay hơn.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ tín dụng về các ngành sản xuất mà Chi nhánh đang cho vay chủ yếu để có nhận xét, đánh giá đúng những dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Nâng cao hiểu biết của cán bộ đánh giá rủi ro về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị khách hàng lợi dụng.

- Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro, làm tham mƣu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của Chi nhánh cũng nhƣ cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là RRTD. Có thể sử dụng họ vào công việc giảng dạy về kiến thức rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro của Chi nhánh

f. Có chính sách khen thưởng hợp lý, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém

Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và có một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, thu hút ngƣời tài, Chi nhánh cần áp dụng các chính sách sau:

- Có chế độ trả lƣơng, phụ cấp phù hợp cho CBTD và phải cao hơn hẳn các bộ phận khác, đồng thời hàng tháng, hàng quý phải có đánh giá và chấm điểm về mức độ hoàn thành công việc để căn cứ vào đó trả lƣơng cho CBTD.

- Giao khoán các chỉ tiêu ( dƣ nợ, nợ xấu, tỷ lệ thu lãi,…) cụ thể, rõ ràng cho CBTD, sử dụng các kết quả đó làm cơ sở để đánh giá, xếp loại CBTD vào cuối kỳ.

- Bình xét thi đua, tuyên dƣơng những CBTD có thành tích nổi bật trong kỳ với các hình thức khen thƣởng phù hợp, tạo động lực và không khí hăng hái, thi đua làm việc trong Chi nhánh.

- Ban hành quy định rõ ràng về việc xử lý các trƣờng hợp gây tổn thất tín dụng cho Chi nhánh, gắn trách nhiệm của CBTD vào tổn thất tín dụng của mình gây ra do nguyên nhân chủ quan, quy trách nhiệm vật chất khi để xảy ra tổn thất tín dụng.

- Đối với CBTD có dấu hiệu làm trái với quy định của Chi nhánh hoặc đạo đức kém, thƣờng xuyên theo dõi và nhắc nhở, nếu qua thời gian không có

thay đổi tích cực cần chấm dứt ngay công việc đang làm.

- Bố trí, giao chỉ tiêu cho CBTD một cách hợp lý trên cơ sở phù hợp với địa bàn hoạt động, năng lực của CBTD. Cần chú ý rằng chất lƣợng và hiệu quả công việc mới là yếu tố quan trọng, do vậy áp lực về chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đƣợc giao có thể đƣợc biểu thị bằng số lƣợng HKD tốt, ổn định, sử dụng vốn hiệu quả. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, chất lƣợng tín dụng tốt phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của CBTD, chất lƣợng của CBTD là mấu chốt. Chính vì vậy,cần đánh giá chất lƣợng CBTD theo hiệu quả công việc trong một điều kiện thực tế khách quan, có nhƣ vậy áp lực về số lƣợng tín dụng sẽ bớt là gánh nặng đối với CBTD nhằm giúp CBTD bảo đảm đƣợc chất lƣợng công việc, có thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra, giám sát khoản vay mình quản lý một cách hiệu quả nhất.

- Với vai trò xƣơng sống cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, việc bố trí CBTD đặc biệt là cán bộ quản lý tín dụng rất quan trọng, có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh, do đó ban giám đốc Chi nhánh phải xem xét thận trọng, đánh giá đúng về năng lực và tƣ cách của cán bộ khi đề xuất cấp trên bổ nhiệm, phải nhận đƣợc sự đồng thuận của các cán bộ nhân viên dƣới quyền. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch xây dựng, đào tạo chuẩn bị cán bộ nguồn cho tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đông á kon tum (Trang 92 - 99)