Nguyên nhân và tác hại của RRTD trong cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 28 - 31)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.4. Nguyên nhân và tác hại của RRTD trong cho vay hộ sản xuất

thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan. Chính vì vậy, RRTD trong hoạt động cho vay này cũng đến từ rất nhiều phía với nhiều nguyên nhân, hình thức biểu hiện khác nhau.

RRTD trong cho vay có tính tất yếu: Tính tất yếu là một đặc điểm cơ bản của RRTD do RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, việc cho vay HSX NN cũng không nằm ngoài đặc điểm này. Với tính chất các món vay trong cho vay HSX NN thường nhỏ, số hộ vay vốn lại rất nhiều, do đó việc nắm bắt, theo dõi các thông tin của Ngân hàng đối với từng HSX NN là điều vô cùng khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất đối xứng làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần đánh giá nhằm tìm ra các cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức độ rủi ro chấp nhận được khi cho vay HSX NN.

RRTD trong cho vay HSX NN rất khó giám sát: Do tính chất phân tán của hộ sản xuất, địa bàn hoạt động trải rộng trên nhiều vùng miền, đồng thời với tính chất đa dạng phức tạp của mình dẫn đến việc kiểm tra, giám sát của NHTM trong cho vay HSX NN gặp rất nhiều khó khăn để có thể kiểm soát chặt chẽ các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

1.2.4. Nguyên nhân và tác hại của RRTD trong cho vay hộ sản xuấtnông nghiệp nông nghiệp

a. Nguyên nhân RRTD trong cho vay

 Các nguyên nhân từ phía khách hàng.

quản lý của khách hàng. Với một trình độ sản xuát phù hợp và trình độ quản lý khoa học, khách hàng có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, sẽ có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. Ngược lại thì khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn.

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng. Rất khó để cho ngân hàng kiểm soát từ đầu vì đây là ý định của khách hàng.

 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng.

 Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao.

 Hệ thống ngân hàng mở ra ngày một nhiều dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, nới lỏng quy trình cho vay…

 Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó phát sinh những hợp đồng cho vay thiếu an toàn, mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ.

 Các nguyên nhân khác.

 Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động không thuận lợi của nền kinh tế thế giới

 Sự thay đổi chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng tới việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm của HSX NN.

 Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng có nhiều thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều kẻ hở rất dễ bị lợi dụng gây ra những bất lợi, khó khăn, ngân hàng cho vay gặp nhiều rủi ro.

 Môi trường tự nhiên có những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người

b. Tác hại RRTD trong cho vay

 Đối với ngân hàng bị rủi ro:

 Giảm thu nhập, tăng chi phí, giảm lợi nhuận: Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay. Khi RRTD xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cho HSX NN vay đồng thời lại phát sinh thêm chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ. Các khoản chi phí này thực tế còn cao hớn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng khó có khả năng thu hồi, đồng thời vẫn trích lập dự phòng cho những rủi ro, làm gia tăng chi phí và dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận của NHTM.

 Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào, các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gởi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các món vay lại không hoàn trả đúng hạn, do đó nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

 Giảm uy tín, có thể phá sản: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra nhiều lần hay thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng thì uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động vốn từ dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, các ngân hàng khác. Nếu RRTD xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, NHTM mất khả năng thanh toán, kết quả kinh

doanh thua lỗ trầm trọng sẽ dẫn đến khả năng gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho các khách hàng gởi tiền dẫn đến tình trạng đồng loạt rút hết tiền gởi tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)