Quản trị RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 31 - 34)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.5. Quản trị RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của

hàng.

 Đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, chuyên đi huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Nguồn gốc những khoản cho vay của NHTM là từ những người gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng chỉ làm cầu nối giữa người có tiền nhàn rỗi và người cần vốn. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra ở mức đủ lớn, quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Tổn thất của các ngân hàng ở mức lớn làm gia tăng quan ngại của công chúng dẫn đến hiện tượng người gửi tiền đổ xô đi rút tiền ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội nên một khi sự cố ngân hàng xảy ra, ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn đối với nền kinh tế-xã hội. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng “đô-mi-nô” kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác sụp đổ, làm suy thoái nền kinh tế, giá cả tăng, sức mua giảm sút, gia tăng thất nghiệp, khủng hoảng tài chính, mất ổn định xã hội.

1.2.5. Quản trị RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp củaNHTM NHTM

a. Khái niệm quản trị RRTD trong cho vay HSX NN của NHTM

Quản trị RRTD trong cho vay HSX NN là quá trình ngân hàng tiếp cận RRTD trong cho vay HSX NN một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD bằng nhiều công cụ, phương pháp nhằm hạn chế thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra.

b. Nội dung quản trị RRTD trong cho vay HSX NN của NHTM

 Nhận diện RRTD:

Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của ngân hàng. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận diện các thông tin, dấu hiệu về nguồn RRTD, hiểm họa và nguy cơ RRTD sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

Ngân hàng thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Có các phương pháp nhận dạng rủi ro sau: Phương pháp lưu đồ, phương pháp nghiên cứu dữ liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp bảng liệt kê, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp giao tiếp với chuyên gia, phương pháp đánh giá các hiểm họa tín dụng, phương pháp giao tiếp với nội bộ tổ chức, phương pháp phân tích hợp đồng trong phân tích, nhận dạng rủi ro.

 Đo lường RRTD:

Đo lường RRTD là việc ứng dụng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ RRTD, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận của ngân hàng từ đó ra quyết định một cách đúng đắn nhất, có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Đo lường RRTD thường dùng các phương pháp sau:

 Phương pháp định tính tính: Mô hình chất lượng 6C để nhận biết khả năng thanh toán của khách hàng khi khoản vay đến hạn. Mô hình này phân tích 6 yếu tố đó là:

oTư cách của khách hàng(Character): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rỏ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.

oNăng lực của khách hàng( Capacity): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của HSX, doanh nghiệp.

oThu nhập của khách hàng(Cash): Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ của khách hàng.

oTài sản đảm bảo(Collateral): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.

oCác điều kiện (Conditions): Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ.

oKiểm soát( Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, định tính nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ xét duyệt cho vay.

 Phương pháp định lượng: Mô hình trọng số tuyến tính (Linear Discrimiant Models). Đây là mô hình do E.I. Alman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn.

 Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based). Với phương pháp này nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD.

Là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động thường xuyên nhằm để giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD, cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại. Đó là các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hòa, chuyển giao, tự tài trợ v.v… RRTD.

 Tài trợ RRTD:

Là việc sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài (Nguồn bảo hiểm tín dụng, nguồn bán nợ, nguồn do chứng khoán hóa nợ xấu…) và bên trong ( nguồn dự phòng xử lý rủi ro, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận…) để bù đắp thiệt hại tổn thất tài chính do RRTD trong cho vay HSX NN gây ra.

Trong đó, bước “kiểm soát rủi ro tín dụng” có vai trò quan trọng và là bước có nhiều vấn đề cần được giải quyết trong cho vay nói chung và cho vay HSX NN nói riêng.

1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)