Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 103 - 109)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông

Nông Thôn Việt Nam

Về quản trị điều hành: Tăng cường kỹ cương, tập trung chỉ đạo điều hành đảm bảo tính nhất quán tập trung thống nhất cao nhất, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phát huy tính tiên phong gương mẫu của người lãnh đạo đứng đầu. Vai trò tham mẫu của các phòng nghiệp vụ, thể hiện từ khâu xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, quá trình tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

 Cần triển khai và hướng dẫn một cách cụ thể các văn bản quyết định của NHNN về hoạt động Ngân hàng cho các Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đồng bộ trong toàn hệ thống.

ánh những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ngân hàng và các luật liên quan, đồng thời kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ sung, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về ngân hàng và các luật có liên quan.

 Theo dõi tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể từng Chi nhánh để kịp thời nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng; từ đó tổng hợp, phản ánh với cơ quan Nhà nước thẩm quyền để xem xét, tháo gỡ.

 Có thể xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát về vấn kiểm soát RRTD trong hoạt động ngân hàng từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng.

 Cần xây dựng mô hình tổ chức các bộ phận tách bạch riêng biệt các chức năng của CBTD, thẩm định và quản lý RRTD, tăng thêm bộ phận quan hệ khách hàng trong hoạt động cho vay. Đồng thời, cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận đó để đảm bảo tính hiệu quả trong đánh giá chất lượng công việc, giám sát lẫn nhau giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, kết quả thẩm định khách quan và chính xác hơn, quá trình xử lý nợ cũng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn.

 Quy định mức mua bảo hiểm đối với khách hàng, thủ tục giải quyết bảo hiểm khi xảy ra rủi ro nhanh chóng, thuận tiện hơn cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Trên thực tế dù không mong muốn nhưng các NHTM phải thừa nhận RRTD trong cho vay luôn luôn gắn liền với hoạt tín dụng của ngân hàng. Hậu quả của RRTD vô cùng nặng nề làm giảm thu nhập, thất thoát vốn, tác động xấu đến uy tín vị thế của ngân hàng và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống các NHTM và nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều biến động như hiện nay, NHTM phải chịu nhiều nguy cơ, rủi ro lớn trong hoạt động thì RRTD càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong công tác quản trị của ngân hàng. Tuy RRTD trong cho vay của ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng việc giảm thiểu tác động của nó là việc có thể thực hiện được. Vì vậy, kiểm soát RRTD là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của NHTM.

Tuy nhiên do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nên hoạt động kiểm soát RRTD tại Chi nhánh vẫn còn nhiều mặt hạn chế và những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính những vướng mắc và khó khăn trong thực hiện nên hoạt động kiểm soát RRTD chưa đạt được chất lượng theo yêu cầu, còn nhiều tồn tại đã dẫn đến chất lượng tín dụng giảm. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các NHTM mà còn đòi hỏi sự quan tâm đúng mức, kịp thời và sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng.

Nội dung đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng tình hình kiểm soát RRTD, trong đó nhấn mạnh đến cho vay đối tượng là HSX NN Agribank Krông Năng để tìm ra các ưu điểm, nhược điểm và những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát RRTD của Chi nhánh. Nội dung đề xuất các giải pháp hoàn thiện đặc biệt chú trọng vào những nội dung trong phạm vi mà tại chi nhánh có thể thực hiện được, ngoài ra còn có một số đề xuất đối với Agribank

Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Những kết quả nghiên cứu luận của văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay HSX NN tại Chi nhánh, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để Chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất, đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.

Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu, sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Hoà Nhân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ từ thầy.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố cho nên luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những lời góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2009),Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

[3]. Lâm Chí Dũng (2015), Slide bài giảng quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[4]. Lê Nguyễn Hảo (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại nông nghiệp và phát triển nông thôn Ea Sup, Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[5]. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê

[6]. Đinh Thu Hương, Phan Đăng Lưu (2014), “Hoàn thiện mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (số 5 3/2014), tr.24-26.

[7]. NHNo & PTNT Việt Nam (2015),Sổ tay tín dụng, Lưu hành nội bộ. [8]. Ngân hàng nhà nước, Quyết định 493/2005/QĐ/NHNN(2005), Ban hành

về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,Hà Nội.

[9]. Huỳnh Nam Phi (2015),Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng tiêu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh huyện Chư Sê Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[10]. Ths. Đào Minh Phúc, Lê Văn Hinh (2012), “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay”,

Tạp chí Ngân hàng, số 24 tháng 12/2012.

[12]. Phạm Tiến Thành và ThS. Dương Thanh Hà (2012), “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 17 9/2012), tr.48-53.

[13]. Lê Văn Tư (2005),Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính [14]. Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, Quy

định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)