7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định trong cho vay
Quy trình tín dụng với rất nhiều giai đoạn khác nhau tuy nhiên quyết định cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn thẩm định tín dụng. Đây là giai đoạn quan trọng, có ý nghĩa nhất quyết định đến chất lượng cho vay. Mục đích của thẩm định là lượng hóa những rủi ro có thể xảy ra và khả năng kiểm soát những rủi ro của ngân hàng. Trên cơ sở đó, dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. ....
Xu hướng hiện nay, với số lượng khách hàng càng ngày càng nhiều, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn của các HSX NN có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại ngày càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay, việc thẩm định TSĐB, dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Muốn làm tốt công tác này, Chi nhánh bắt buộc phải hoàn thiện các công tác sau:
Đảm bảo số lượng CBTD đủ, đảm bảo khả năng, thời gian thẩm định khách hàng của mình, tránh việc do không đủ thời gian thẩm định mà CBTD bỏ qua giai đoạn thẩm định sơ sài đối với khách hàng mới hoặc không tái thẩm định đối với các khách hàng cũ.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định TSĐB
o Tại Agribank Krông Năng, CBTD ở Chi nhánh đảm nhận toàn bộ từ khâu đầu tiên đến cuối cùng của hoạt động cho vay đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Chi nhánh cần thiết phải thành lập bộ phận định giá TSBĐ riêng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những rủi ro phát sinh từ khâu này. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của từng cá nhân bao gồm từ cán bộ trực tiếp thẩm định và cả trưởng phòng tín dụng đối với tính xác thực của hồ sơ thẩm định.
o Phân tích, nắm rõ những vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố như giá trị thực và biến động theo giá thị trường, khả năng chuyển nhượng, tính pháp lý của tài sản...
o Định kỳ tiến hành đánh giá lại giá trị của TSBĐ: trên thực tế hiện nay, TSBĐ giữ vai trò rất lớn trong việc giảm tổn thất tín dụng khi vay, do đó việc cập nhật giá trị của TSBĐ theo thời giá sẽ phản ánh đúng giá trị cũng
như tính thanh khoản của TSBĐ, đảm bảo tính chính xác của số tiền cần phải trích lập dự phòng cụ thể và hạn chế RRTD cho Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh cần thường xuyên thực hiện công tác này, Lãnh đạo Chi nhánh cần quy trách nhiệm cụ thể đến các bộ phận liên quan không thực hiện nghiêm túc hoạt động này.
Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Các RRTD tiềm ẩn xuất phát rất lớn từ khâu thẩm định và phân tích tín dụng sơ sài, thiếu chính xác từ đó dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay là lựa chọn đối nghịch loại bỏ khách hàng tốt và cho vay khách hàng có nguy cơ rủi ro. Thẩm định và phân tích tín dụng là một giai đoạn hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.
Vì vậy khi thẩm định, phân tích tín dụng HSX NN, Chi nhánh cần chú trọng xoáy sâu vào các vấn đề sau:
oNăng lực tài chính, nguồn trả nợ của hộ
oPhương án kinh doanh: tính khả thi, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn...
oUy tín, tư cách cũng như năng lực kinh doanh của các cá nhân đặc biệt là chủ HSX NN.