7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK KRÔNG NĂNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên : NHNo&PTNT Việt Nam , Chi nhánh huyện Krông Năng
Địa chỉ: Tổ dân phố 2 – Thị Trấn Krông Năng -Huyện Krông Năng- Tỉnh Đăk Lăk Ngày thành lập: 1988 Mã số thuế: 0100686174088 Điện thoại: 05003675396 Fax: 05003675396 Giám đốc: Đặng Ngọc Phương
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh huyện Krông Năng thành lập từ một phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Krông Búk (hiện nay là Chi nhánh là NHNo&PTNT Buôn Hồ), được thành lập năm 1988. Khi mới thành lập, Agribank Krông Năng mới chỉ là một phòng giao dịch cấp II trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Buôn Hồ. Với cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, hoạt động hết sức khó khăn, 95% dư nợ nằm trong các hợp tác xã nông nghiệp, công ty thương mại, vốn bị ứ động không thu hồi được, kinh doanh thua lỗ.
Với sự cố gắng vươn lên của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành; tập trung đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Agribank Krông Năng đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động, từng bước đi lên, nhiều
năm liền được NHNo&PTNT Việt Nam khen thưởng. Do yêu cầu công tác và do sự trưởng thành trong hoạt động kinh doanh, năm 1988 Chi nhánh Agribank Krông Năng được nâng lên thành NHNo&PTNT cấp II loại 3 trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk. Lúc này Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Krông Năng đã phát triển lớn mạnh, mạng lưới hoạt động rộng khắp trong các xã, thị trấn với một phòng giao dịch đóng trên địa bàn xã Phú Xuân.
Tháng 10 năm 2009, Agribank Krông Năng tách ra khỏi Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk, phát triển thành ngân hàng cấp II loại 2, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Buôn Hồ. Đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh NHNo huyện Krông Năng luôn có sự chỉ đạo sát sao kịp thời của ngân hàng cấp trên, sự điều hành sáng suốt của ban lãnh đạo, sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh, cùng như sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban ngành trong huyện Krông Năng.
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của Agribank Krông Năng
Huy động nguồn vốn:
Nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của cá nhân, các tổ chức kinh tế. Vay vốn của ngân hàng cấp trên và các TCTD khác.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư từ ngân hàng cấp trên, các cá nhân và tổ chức trong ngoài nước.
Cung ứng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam cho các thành phần kinh tế, các thành phần dân cư. Trước đây NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh huyện Krông Năng còn cho vay xóa đói giảm nghèo nhưng hiện nay hoạt động này đã được chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho các cá nhân, đơn vị ở phạm vi trong nước.
Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng giaodịch Phú Xuân Phòng kế toán ngân qũy
Thu đổi ngoại tệ mà chủ yếu là đồng đô la Mỹ.
Dịch vụ phát hành thẻ Success ( ATM ) và thẻ tín dụng nội
2.1.3. Hệ thống tổ chức của Agribank Krông Năng
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Agribank Krông Năng là một Chi nhánh cấp 2 có quy mô nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp, hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung cấp một số dịch vụ ngân hàng. Chính vì ít nghiệp vụ nên mô hình tổ chức quản lí của ngân hàng rất đơn giản và phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị.
Mỗi phòng ban có một nhiệm vụ chức năng riêng nhưng không phải độc lập nhau mà có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Chú thích: + Quan hệ trực tuyến: + Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Agribank Krông Năng b. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc:
Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tổ chức triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và kiểm tra các ngành của đơn vị. Xây dựng các chương trình, kế hoạch của Chi nhánh.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp giám đốc điều hành kinh doanh, tham mưu cho giám đốc hoạch định và thực hiện những chiến lược kinh doanh của đơn vị, kiểm tra đôn đốc giám sát hoạt động của phòng kinh doanh.
Phó giám đốc phụ trách ngân quỹ: Là người giúp giám đốc điều hành hoạt động của phòng kế toán ngân quỹ.
Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại hình khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín, sản xuất chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
Xây dựng và thực hiên các mô hình tín dụng thí điểm, thí nghiệm tổng địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Phòng kế toán ngân quỹ:
Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, của NHNo&PTNT Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.4. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank Krông Nănggiai đoạn 2013-2015. giai đoạn 2013-2015.
a. Hoạt động huy động vốn
Thực hiện phương châm của ngành “đi vay để cho vay” Chi nhánh đã có nhiều biện pháp chủ động để huy động nguồn vốn. Coi việc huy động nguồn vốn kinh doanh là thước đo tầm vóc và uy tín của ngân hàng. Chủ động lo nguồn vốn tại chỗ, Chi nhánh thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động với các biện pháp nắm bắt diễn biến cung cầu vốn, để điều chỉnh lãi suất huy động của các đơn vị khác trên địa bàn kích thích được người gửi, đãm bảo chế độ và hướng dẫn thực hiện của NHNo&PTNT Việt Nam.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Krông Năng giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 163.74 100% 198.32 100% 217.08 100%
Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 29.70 18.14% 32.96 16.62% 36.86 16.98% Tiền gửi tiết kiệm 104.89 64.06% 139.50 70.34% 152.89 70.43% Tiền gửi kho bạc
nhà nước 28.88 17.64% 25.74 12.98% 27.09 12.48% Tiền gửi vốn
chuyên dùng 0.26 0.16% 0.12 0.06% 0.24 0.11%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
Bảng 2.2. Tình hình tốc độ tăng trưởng huy động vốn tại Agribank Krông Năng giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
2014/2013 2015/2014
Chỉ tiêu
Giá trị +/- Tỷ lệ % Giá trị +/- Tỷ lệ %
Nguồn vốn huy động 34.58 21.12% 18.76 9.46%
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 3.26 10.98% 3.89 11.79%
Tiền gửi tiết kiệm 34.61 32.99% 13.40 9.61%
Tiền gửi kho bạc nhà nước -3.14 -10.88% 1.34 5.20% Tiền gửi vốn chuyên dùng -0.14 -55.21% 0.13 116.28%
Qua hai bảng số liệu 2.1 và 2.2, ta thấy số lượng huy động của Chi nhánh đều tăng dần qua các năm, cụ thể như sau: năm 2013 đạt 163.74 triệu đồng, năm 2014 đạt 198.32 triệu đồng, tăng 34.58 triệu đồng tương ứng tăng 21,12% so với năm 2013, năm 2015 đạt 217.08 triệu đồng tăng 16.75 triệu đồng, tương ứng tăng 9,46% so với năm 2014. Lý do của sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn là do năm 2015 là do tình hình kinh tế năm 2015 gặp nhiều khó khăn nên lượng vốn nhàn rỗi trong dân khan hiếm, bên cạnh đó năm 2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV mở PGD tại địa bàn huyện Krông Năng với nhiều khuyến mãi, ưu đãi về cho vay…. đã thu hút không ít khách hàng cũ của Agribank Krông Năng. Số vốn huy động của Chi nhánh có được sự tăng trưởng này là do những năm qua Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi để tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
b. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của Agribank Krông Năng luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư, tạo lòng tin với khách hàng. Xác định HSX là người bạn đồng hành với NHNo&PTNT, do đó trong thời gian qua Agribank Krông Năng không ngừng tăng trưởng và được ngân hàng cấp trên đánh giá là đơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt.
Trong thời gian qua hoạt đông cho vay đã có những bước phát triển nhất định thể hiện ở việc:
Mạng lưới cho vay ngày càng tăng.
Doanh số cho vay và dư nợ cho vay ngày càng tăng.
Nhờ mạng lưới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với các tổ chức quần chúng để cung cấp dịch vụ tài chính, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố… đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn tới hộ sản xuất cũng được mở rộng cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động cho vay Agribank Krông Năng giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Dư nợ 310.241 100% 377.047 100% 410.327 100% Ngắn
hạn 218.472 70.42% 272.982 72.40% 319.234 77.80% Trung,
dài hạn 131.341 29.58% 104.065 27.60% 91.093 22.20%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
Bảng 2.4. Tình hình tốc độ tăng trưởng cho vay tại Agribank Krông Năng giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
2014/2013 2015/2014
Chỉ tiêu
Giá trị +/- Tỷ lệ % Giá trị +/- Tỷ lệ %
1. Dư nợ cho vay 66.806 21.53% 33.280 8.83%
Ngắn hạn 54.510 24.95% 46.252 16.94%
Trung, dài hạn -27.276 -20.77% -12.972 -12.47%
Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá và số liệu từ bảng 2.3 và 2.4, chúng ta có thể đưa ra nhận xét như sau:
Năm 2013 doanh số cho vay đạt 310.241 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 377.047 triệu đồng tăng 66.806 triệu đồng với tỷ lệ tăng lên đến 21.53% so với năm 2013 lý do là nền kinh tế phần nào thoát khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, có dấu hiệu hồi phục, các thành phần kinh tế cần một lượng vốn lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số cho vay của Chi nhánh tăng đáng kể. Bên cạnh đó là việc giá hồ tiêu tăng mạnh trong những năm gần đây làm cho nhu cầu vốn đầu tư hồ tiêu tăng mạnh, do đó Agribank đã tăng mạnh dư nợ. Sang năm 2015 doanh số cho vay đạt đến 410.327 triệu đồng tăng 8.83 % tương ứng tăng 33.280 triệu đồng so với năm 2014, tuy không có tỷ lệ tăng cao như năm 2014 nhưng vẫn là con số tăng trưởng tốt, đây là điều đáng mừng của Chi nhánh vì uy tín ngày được nhiều người biết đến.
c. Hoạt động dịch vụ
Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thì hoạt động dịch vụ cũng đóng vay trò rất quan trọng, nó góp phần nâng cao uy tín với khách hàng và mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho Chi nhánh. Vì vậy các hoạt động dịch vụ tại Agribank Krông Năng ngày càng đa dạng và chất lượng ngày một được nâng cao.
Các dịch vụ chủ yếu mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là: Chuyển tiền điện tử.
Thu, chi hộ.
Phát hành thẻ ATM.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Tổng thu 52.396 75.720 85.212 23.324 44.52% 9.492 12.54% Tổng chi 44.239 64.940 74.890 20.700 46.79% 9.951 15.32% Lợi nhuận 8.156 10.780 10.322 2.624 32.17% -0.458 -4.25%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Krông Năng)
Dựa vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 của Agribank Krông Năng, ta có thể thấy:
Năm 2014, tổng thu tăng 44,52% so với năm 2013 do năm 2015 là năm có tăng trưởng tín dụng nóng, bên cạnh đó là dư âm của xu hướng tăng trưởng năm 2013 tạo cho Chi nhánh doanh thu tốt năm 2014. Đến năm 2015, tăng trưởng doanh thu có xu hướng giảm, chỉ còn 12.54% do dư nợ tăng trưởng thấp hơn năm 2014, lãi suất cho vay giảm để cạnh tranh với Phòng giao dịch của ngân hàng BIDV Krông Năng mới mở trên địa bàn huyện và các NHTM cổ phần khác thành lập các tổ vay vốn lưu động trên địa bàn.
Về chi phí: giá trị cho vay của Chi nhánh luôn lớn hơn giá trị huy động vốn, điều này cho thấy Chi nhánh đang phải sử dụng một phần nguồn vốn từ các Chi nhánh khác bổ sung. Chính vì thế để dưới sự tăng trưởng nóng tín dụng năm 2014 đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lượng huy động. Năm 2014 Chi nhánh đã có các chương trình khuyến khích lượng tiền gửi từ các thành phần kinh tế, chính vì thế chi phí năm 2014 cũng tăng tới 46,79% so với 2013. Qua năm 2015 cơn sốt tín dụng lắng xuống, tuy nhiên để cạnh tranh với sự xuất hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV nên Chi nhánh Agribank Krông Năng vẫn phải duy trì một số chính sách khuyến khích huy động vốn như thẻ cào trúng thưởng, phiếu dự thưởng, gửi tiết kiệm trúng vàng miếng, trúng xe tay ga hay quà tặng đối với các khách hàng lâu năm…. do đó lợi nhuận của năm 2015 có giảm nhẹ so với năm 2014.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Krông Năng cho thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định, lợi nhuận tăng trưởng 32,17% trong năm 2014 và trong bối cảnh khó khăn năm 2015 thì lợi nhuận chỉ giảm 4,25%.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP NGÂN HÀNG AGRIBANKKRÔNG NĂNG ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KRÔNG NĂNG ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Đặc điểm khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn củaChi nhánh Agribank Krông Năng