7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.3. Nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông
nông nghiệp
Kiểm soát được mức độ thiệt hại của RRTD trong giới hạn đề ra.
Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro ngày một gia tăng.
Thực hiện đúng các quy định của nhà nước và của pháp luật hiện hành.
1.3.3. Nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay hộ sản xuấtnông nghiệp nông nghiệp
được chia thành 5 phương thức như sau:
a. Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Điều này cực kỳ quan trọng vì đặc điểm của kiểm soát RRTD trong cho vay là những hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi rủi ro xảy ra.
Việc né tránh rủi ro thực hiện thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.
Né tránh rủi ro là cách tiếp cận hiệu quả của quản trị RRTD. Bằng cách né tránh RRTD, NHTM chắc chắn rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn mà RRTD gây ra. Đây là quyết định thường được đánh giá là tương đối dễ dàng, đơn giản, triệt để và chi phí thấp.
Để công tác từ chối cho vay có hiệu quả, đảm bảo không bỏ mất những khách hàng tốt, đồng thời né tránh những khách hàng yếu kém, dễ dẫn đến tổn thất vốn vay hoặc sụt giảm lợi nhuận, ngân hàng cần đưa ra những tiêu chí cụ thể cho từng loại khách hàng nhằm thống nhất công tác sàng lọc khách hàng.
b. Ngăn ngừa rủi ro
Là việc NHTM tìm cách giảm bớt rủi ro tập trung, giảm bớt số lượng, tần suất rủi ro xảy ra nhằm giảm bớt thiệt hại khi tổn thất xảy ra, các biện pháp ngăn ngừa RRTD như:
NHTM thực hiện phân cấp mức phán quyết cho vay theo mức độ RRTD: Mục đích của việc phân cấp phán quyết cho vay là để công tác cho vay của ngân hàng được xem xét thận trọng tương ứng với mức độ RRTD và trình độ của cán bộ đồng thời hạn chế được quá tải trong công tác phán quyết cho vay tức là mức phán quyết cho vay theo từng cấp Chi nhánh, phòng giao
dịch, trưởng phòng, phó phòng… để bảo bảo kiểm soát tốt món vay.
Xây dựng qui trình cho vay tương ứng với mức độ RRTD, tương ứng với các sản phẩm cấp tín dụng khác nhau vì mỗi sản phẩm tín dụng đều có những đặc điểm, mức độ rủi ro khác nhau. Việc tuân thủ quy trình cho vay chặt chẽ và thường xuyên thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay như: việc sử dụng vốn của HSX NN, tuân thủ các điều khoản hợp đồng, tình hình sản xuất của HSX NN…nhằm phát hiện sớm những tiềm ẩn, rủi ro để ngân hàng có giải pháp ngăn ngừa kịp thời.
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản tác động đến ý thức trả nợ của HSX NN, giúp ngân hàng ngăn ngừa RRTD, ràng buộc khách hàng vay có tránh nhiệm cao hơn trong việc trả nợ để bảo toàn tài sản.
Ngân hàng thường xuyên phân tích, đánh giá rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng; có cơ chế uỷ quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp. Theo chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng chức năng hoàn thiện cơ chế thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro để nâng cao khả năng quản lý, nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn từ nhân viên để có biện pháp xử lý thích hợp.
c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra
Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:
Áp dụng hình thức, quy trình cho vay: thông qua việc tập trung vào nguy cơ chính gây ra rủi ro, đồng thời xem xét môi trường gây ra rủi ro và sự tương tác giữa môi trường và nguy cơ đó, qua đó áp dụng các các hình thức, quy trình cho vay hợp lý thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức, quy trình đó sẽ hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể được.
Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trình cho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đưa các điều khoản mang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn…
Định giá khoản vay: Đây chính là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thức ba là một trong những hình thức cho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng. Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng đó là: Tài sản bảo đảm là ngồn trả nợ thứ hai khi rủi ro xảy ra; nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay.
d. Trung hoà RRTD
Trung hòa RRTD chủ yếu được thực hiện bằng các công cụ phái sinh tín dụng: hoán đổi tín dụng và quyền chọn tín dụng
Hợp đồng hoán đổi nợ là cam kết giữ hai bên nhằm chuyển giao RRTD của một nhà phát hành công cụ nợ. Cơ chế hoạt động của hợp đồng hoán đổi nợ giống như hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, người mua hợp đồng này sẽ được bảo hiểm về RRTD và người bán sẽ phải đảm bảo “độ tin cậy” của chứng
khoán nợ đó. Là hình thức trong đó hai TCTD trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Khi tham gia hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức trung gian khi tham gia hợp đồng hoán đổi nợ được hưởng một khoản phí cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. Tổ chức trung gian cũng có thể thực hiện đảm bảo cho các bên về việc hợp đồng tín dụng sẽ được hoàn tất để nhận được những khoản phí bổ sung.
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút..
e. Chuyển giao rủi ro
Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra.
Các biện pháp chuyển giao rủi ro: Bảo hiểm tín dụng, bán nợ xấu, Chuyển giao rủi ro cho ngân sách nhà nước.
Bảo hiểm tín dụng: Đây là hình thức ngân hàng chuyển giao rủi ro, yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm cho khoản vay hoặc NH trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản mà mình đã cho vay để khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng sẽ nhận một khoản tiền đền bù từ công ty bảo hiểm để bù đắp tổn thất rủi ro.
Bán nợ xấu: Khi có một số khoản nợ xấu không có khả năng trả nợ có nguy cơ rủi ro cao. Để hạn chế rủi ro NHTM tiến hành chuyển giao cho bên mua nợ nhằm nhanh chóng đưa các khoản nợ xấu ra khỏi bảng tổng kết tài sản lành mạnh hóa tài chính. Bán nợ là biện pháp mà NHTM thực hiện chuyển giao nợ có nguy cơ tổn thất cho các định chế tài chính khác.
các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn, bán những khoản nợ có vấn đề sẽ giảm được RRTD và rủi ro lãi suất. Ngân hàng sẽ thu hồi nợ nhanh và giảm được những khoản chi phí liên quan khi RRTD xảy ra hoặc làm thủ tục bán nợ cho VAMC.
Chuyển giao rủi ro cho ngân sách nhà nước: Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ.