Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 40 - 42)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay hộ

hộ sản xuât

Mục đích cuối cùng của kiểm soát RRTD là hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra bằng cách duy trì RRTD trong phạm vi giới hạn có thể chấp nhận được. Do đó, để đánh giá kết quả kiểm soát RRTD, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

a. Cơ cấu các nhóm nợ

Trong cơ cấu dư nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngược lại.

Sự thay đổi cơ cấu dư nợ của HSX NN theo khả năng thu được thể hiện qua mức độ biến động tỷ trọng các nhóm nợ theo thời giao. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về tỷ trọng của mỗi nhóm nợ cho vay HSX NN biến động như thế nào qua từng năm, từ đó có thể đánh giá được những kết quả của hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSX NN của NHTM. Nếu tỷ trọng các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu cho vay HSX NN giảm đi theo từng năm thể hiện công tác kiểm soát RRTD đối với cho vay HSX NN của NHTM đã được chú trọng, mang lại hiệu quả tích cực và ngược lại.

b. Tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX NN trên tổng dư nợ HSX NN càng cao thì chất lượng tín dụng trong cho vay HSX NN càng kém và ngược lại. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu kỳ này so với kỳ trước cho thấy hiệu quả công tác quản lý nợ xấu.

Trong đó:

Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ RRTD của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ nợ xấu nói chung càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 5% theo quy định của NHNN thì ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém bị kiểm soát đặc biệt, còn nếu nhỏ hơn 3% thì ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn và công tác kiểm soát RRTD được thực hiện tốt. Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng.

c. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể

Dự phòng RRTD là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền trích lập và tỷ lệ trích lập DPRR phản ánh được nguồn DPRR của ngân hàng. DPRR cụ thể càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khá cao.

các khoản nợ của HSX NN nếu bị phân loại ở các nhóm nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao và do đó chi phí để NHTM bỏ ra trích lập càng nhiều hơn. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những chỉ tiêu cho thấy các khoản chi phí mà NHTM bỏ ra nhằm mục đích tạo lập dự phòng cho những tổn thất trong tương lai mà NHTM có thể gặp phải nếu xảy ra RRTD. Nếu mức tỷ lệ dự phòng giảm đi nghĩa là NHTM đã giảm bớt được các khoản chi phí, tăng thêm lợi nhuận, đây là kết quả có được từ việc áp dụng các chính sách kiểm soát RRTD đối vợi HSX NN đã đem lại hiệu quả và ngược lại.

Trong đó, tỷ lệ DPRR đã trích lập được tính theo công thức: DPRR cụ thể đã trích lập

Tỷ lệ DPRR cụ thể đã

trích lập = Tổng dư nợ x 100%

NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 qui định tại Thông tư 02/2013/TT- NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

d. Tỷ lệ nợ xoá ròng

Nợ xóa là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn DPRR đã trích để thực hiện xóa nợ. Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng hạn chế.

Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa – Số tiền đã thu hồi

Tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ = (Nợ xóa ròng trong kỳ/Tổng dư nợ )x 100%

Từ việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể nói trên, so sánh với mức kế hoạch đề ra để đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HSX NN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh krông năng, buôn hồ (Trang 40 - 42)