7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan chính quyền các cấp
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành, đặc biệt là chú trọng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn
Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình kênh mương thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất cùa HSX NN. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cần tiếp tục đổi mới các chính sách phát triển, quản lý kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn phát triển.
Cần phát huy hơn nữa các chính sách cho vay vốn đến từng HSX NN dưới nhiều hình thức khác nhau sát với thực tế của từng địa phương. Ban hành các chính sách như chính sách thuế, chính sách đất đai... tạo điều kiện cho nhân dân tổ chức sản xuất tốt và thuận lợi trong vấn đề vay vốn....
Cần phải hướng người dân đến sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho HSX NN phát triển sản xuất theo hướng trang trại trên quy mô lớn phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngoài ra cần tổ chức tốt công tác khuyến nông lâm để giúp đỡ bà con nông dân trong việc định hướng giống cây trồng cho phù hợp, cách phòng chống dịch bệnh, cách chăm bón mang lại hiệu quả, cũng như biện pháp giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch...
-Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không
được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu.
Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
-Tòa án, Thi hành án cấn tiến hành xử lý các vụ kiện đòi nợ và thi hành án được nhanh chóng, tránh để tồn đọng các vụ kiện để ngân hàng thu hồi các khoản nợ gốc và lãi
Thực tế các vụ kiện dân sự của Agribank Krông Năng nói riêng và NHTM nói chung đối với khách hàng nhằm đòi nợ thường kéo dài rất lâu, nhiều thủ tục, công đoạn làm mất thời gian, chi phí, công sức của cả Chi nhánh và khách hàng vay. Bên cạnh đó việc thi hành án sau phán quyết của toà án còn chậm trễ, kéo dài, tồn đọng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu hồi nợ gốc, lãi của Chi nhánh. Do đó kiến nghị Toà án cần phải có các phương án xử lý các vụ kiện dân sự của NHTM đối với khách hàng phải được nhanh chóng, tránh việc kéo dài gây lãng phí thời gian, chi phí của 2 bên, cũng như sự phối kết hợp của các cơ quan tư pháp, tạo khuôn khổ pháp lý cho ngân hàng có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của HSX NN.
Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu
thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản bảo đảm.
Kiến nghị chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty xử lý nợ có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
- Sửa đổi chính sách bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn được nợ, TCTD cho vay được quyền bán TSBĐ, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó không phải thông bất kỳ cơ quan nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh của HSX NN và doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của các NHTM.