7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2.1. Đặc điểm khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn của Ch
Chi nhánh Agribank Krông Năng
a. Số lượng HSX NN vay vốn tại Chi nhánh
Qua qua trình hoạt động và phát triển, bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, số lượng khách hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với khách hàng HSX NN, cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Số lượng khách hàng HSX NN
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
I. Số hộ SX NN 2145 2358 2470
II. Tăng trưởng so với năm trước 213 112
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
Dựa vào Bảng 2.6 có thể thấy với đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện kinh tế của Krông Năng nên tỷ trọng cho vay HSX NN rất cao, Agribank Krông Năng xác định khách hàng HSX NN là mục tiêu quan trọng nhất đối với Chi nhánh. Bởi vì vậy Chi nhánh tạo mọi điều kiện cho việc phát triển khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh trong việc tìm kiếm các khách hàng HSX NN mới, trong năm 2014 số HSX NN đã tăng thêm 213 hộ. Sang năm 2015 cùng với việc kiểm soát tăng trưởng tín và cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng HSX NN vay vốn tại Chi nhánh, trong năm 2015 số lượng HSX NN vay vốn tại Chi nhánh chỉ tăng thêm 112 hộ so với năm 2014.
b. Tình hình cho vay HSX NN.
trong những năm qua, Agribank Krông Năng đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động cho vay, đặc biệt là đối với các HSX NN. Dù địa bàn rộng; các HSX NN với tính chất, quy mô gia đình nhỏ lẻ nhưng có nhu cầu vay vốn để mở rộng và phát triển sản xuất ngày càng tăng vì vậy doanh số cho vay HSX NN của Chi nhánh liên tục tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này Chi nhánh thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn theo hướng chỉ đạo của Agribank cấp trên cũng như căn cứ tình hình kinh tế của đất nước, của tỉnh ĐakLak và thực tế của kinh tế xã hội tại địa phương, Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như cho vay HSX NN nói riêng. Do vậy, dư nợ cho vay HSX NN của Chi nhánh chỉ tăng ở mức độ vừa phải.
Bảng 2.7. Tình hình tổng dư nợ HSX NN tại Agribank Krông Năng giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ cho vay
hộ sản xuất Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ 310.241 100.00% 377.047 100.00% 410.327 100.00% Dư nợ cho vay
HSX 264.760 85.34% 333.385 88.42% 374.834 91.35% + Ngắn hạn 193.936 73.25% 251.639 75.48% 294.507 78.57% +Trung, dài hạn 70.823 26.75% 81.746 24.52% 80.327 21.43%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
Từ Bảng 2.7 cho thấy với chính sách kiểm soát nợ xấu trong Agribank những năm gần đây. Agribank Krông Năng đã tăng tỷ lệ cho vay khách hàng
truyền thống là HSX NN qua các năm từ 2013 đến năm 2015, kiểm soát chặt hơn các khoản cho vay các đối tượng kinh doanh, phục vụ mục đích phi sản xuất. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và càng ngày càng tăng, điều này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tại Chi nhánh, và với những khoản vay ngắn hạn sẽ dễ dàng kiểm soát rủi ro hơn so với những khoản vay trung, dài hạn.
2.2.2. Thực trạng các biện pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank Krông Năng
a. Các giải pháp né tránh RRTD
Lựa chọn khách hàng cho vay trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ: Agribank Krông Năng đã và đang rất chú trọng vào công tác né tránh RRTD có thể xảy ra đối với các khoản vay HSX NN thông qua việc xếp hạng, sàng lọc các đối tượng khách hàng cho vay cũ và mới, để từ đó có thể đánh giá được việc có cho vay hay từ chối cho vay đối với khách hàng.
Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ theo quy trình cho vay được quy định cụ thể bởi quyết định số 1406/ NHNo – TD ngày 23 tháng năm 2007 của Tổng giám đốc Agribank về việc xếp loại khách hàng. Đồng thời, trong nghiệp vụ cho vay, Chi nhánh thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các cá nhân (áp dụng cho cả cá nhân và HSX NN) nhằm đánh giá cụ thể mức độ RRTD của từng khách hàng, từ đó xác định được giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng. Việc thu thập thông tin về HSX NN do khách hàng cung cấp thông qua hồ sơ, qua xác nhận của chính quyền địa phương, phỏng vấn trực tiếp khách hàng hoặc các nguồn khác, từ đó sẽ đưa vào chấm điểm khách hàng và cho kết quả cụ thể về xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được Agribank Krông Năng xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 05 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách tín dụng
cụ thể như ở bảng 2.8 sau:
Bảng 2.8. Các mức xếp loại tín dụng nội bộ tại Agribank Krông Năng
STT Hạng Phân loại rủi ro Chính sách tín dụng AAA Rủi ro rất thấp AA Rủi ro rất thấp 1 A Rủi ro rất thấp Mở rộng tín dụng BBB Rủi ro thấp BB Rủi ro thấp 2 B Rủi ro thấp Duy trì tín dụng CCC Rủi ro trung bình 3 CC Rủi ro trung bình Hạn chế tín dụng C Rủi ro cao 4 D Rủi ro rất cao Chấm dứt tín dụng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Krông Năng)
Chi nhánh chủ động từ chối cho vay đối với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn và điều kiện cấp tín dụng. Thực hiện cấp tín dụng đối với các khách hàng được xếp hạng từ loại BB trở lên.
Tuy nhiên, danh sách các khách hàng trên chưa nhiều do gặp bất lợi về nguồn thông tin do nguồn thu thập, cung cấp thông tin còn hạn chế, số lượng khách hàng đông và phân tán, chủ yếu Chi nhánh chỉ nắm được thông tin về khách hàng cũ đã có lịch sử quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Bên cạnh đó việc đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính chủ quan của CBTD, chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp do đó có những trường hợp đánh giá không đúng tình hình thực tế của khách hàng. Có những khách hàng tốt nhưng do cảm tính và thu thập nguồn thông tin không đầy đủ nên CBTD lại đánh giá xếp hạng không tốt và ngược lại có những khách hàng không tốt nhưng theo chủ quan CBTD lại
đánh giá tốt, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng, mất cơ hội đầu tư đối với những khách hàng tiềm năng.
Đánh giá phương án cho vay qua thẩm định từ đó đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng:
Việc thẩm định tín dụng là một bước quan trọng nhằm giúp cho NHTM có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của HSX NN. Khả năng NHTM có thu hồi được nợ gốc và lãi vay hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của dự án. Công tác thẩm định tín dụng sẽ giúp NHTM loại bỏ được những dự án không đem lại lợi nhuận trong tương lai, gây ra RRTD cho NHTM.
Công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm, Chi nhánh không phân công tách bạch bộ phận thẩm định riêng mà CBTD chịu trách nhiệm món vay nào sẽ thực hiện thẩm định món vay theo sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng.
Thực hiện cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn:
Với mục tiêu tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ 20% nhằm hạn chế rủi ro bởi vì các khoản vay trung dài hạn có rủi ro cao hơn so với những khoản vay ngắn hạn. Từ tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 26.75% vào năm 2013, đến cuối năm 2015 Agribank Krông Năng đã giảm xuống còn 21.43% cho các khoản vay này. Sở dĩ tỷ trọng này vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn là do Agribank Krông Năng đã và đang triển khai chính sách cho vay trung, dài hạn tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN bởi vậy việc đặt mục tiêu khống chế tỷ trọng các khoản vay trung, dài hạn ở mức 20% là hợp lý.
b. Ngăn ngừa rủi ro
Chi nhánh thực hiện theo phân cấp mức phán quyết theo quyết định 1850/QĐ-HĐTV-TĐN ngày 14/09/2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng trong hệ thống NHNo. Giám đốc Chi nhánh được ủy quyền lại cho phó giám đốc tối đa 70% mức phán quyết, việc uỷ quyền này được thể hiện cụ thể bằng văn bản, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của phó giám đốc. Trong giai đoạn 2013 đến 2015 Agribank Krông Năng không vi phạm việc cấp tín dụng sai quy định đối với khách hàng HSX NN.
Thực hiện quy trình cho vay :
Agribank Krông Năng rất chú trọng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay nhằm kiểm soát RRTD tại Chi nhánh để hạn chế rủi ro xảy ra. Quy trình cho vay được thực hiện theo Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên về “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”. Tại Chi nhánh việc thực hiện quy trình cho vay đã được thực hiện tương đối chặt chẽ, cụ thể như sau:
CBTD là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay và trình lên trưởng phòng kinh doanh : khi tìm kiếm được khách hàng HSX NN có như cầu vay vốn, CBTD sẽ là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, căn cứ vào các thông tin khách hàng cung cấp cũng như nhu cầu của khách hàng, CBTD sẽ đi thẩm định lại các thông tin đó, bao gồm thông tin về nhân thân và gia đình của khách hàng, thông tin về TSBĐ, nhu cầu vay, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, nguồn trả nợ và khả năng thực hiện phương án của khách hàng. Sau khi kiểm tra và xác minh lại các thông tin đó, CBTD thấy các thông tin khách hàng cung cấp là chính xác, phương án khả thi, báo cáo và trình lên trưởng phòng kinh doanh.
Trưởng phòng kinh doanh là người kiểm soát hồ sơ của CBTD trình và tái thẩm định lại nếu thấy cần thiết: căn cứ vào báo cáo của CBTD về khách hàng HSX NN, trưởng phòng kinh doanh sẽ xem lại hồ sơ vay vốn của
khách hàng, nếu thấy hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả, trưởng phòng kinh doanh sẽ báo cáo lên giám đốc hoặc phó giám đốc, trường hợp trưởng phòng kinh doanh cảm thấy hồ sơ của khách hàng có điều gì còn thắc mắc, chưa rõ ràng thì sẽ cùng CBTD tái thẩm định lại.
Giám đốc (hoặc phó giám đốc) là người quyết định cho vay: Từ kết quả thẩm định của CBTD, báo cáo đề xuất của trưởng phòng kinh doanh, giám đốc hoặc phó giám đốc sẽ căn cứ vào đó, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu thống nhất cho vay thì CBTD cùng khách hàng hồ sơ; bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng…trình trưởng phòng doanh kiểm soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và trưởng phòng sẽ trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt cho vay.
Cán bộ kế toán cho vay căn cứ vào hồ sơ đã được giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt thực hiện giải ngân cho vay: sau khi giám đốc hoặc phó giám đốc đã ký duyệt cho vay, cán bộ kế toán cho vay sẽ căn cứ vào hồ sơ tín dụng thực hiện việc đăng ký TSBĐ, đăng ký khoản vay và thực hiện giải ngân khoản vay theo các nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng.
Trưởng phòng kế toán là người kiểm soát lại hồ sơ cho vay khi cán bộ kế toán cho vay đăng ký giải ngân; nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về TSBĐ, về các nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng xem kế toán cho vay đã đăng ký đầy đủ và chính xác chưa, nếu thấy đã đầy đủ và chính xác sẽ phê duyệt khoản vay đó trên hệ thống và thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay:
Theo quy định, CBTD tối đa 3 tháng phải có biên bản cáo cáo tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Thu nợ và xử lý nợ:
chương trình lưu trữ thông tin... sẽ thông báo đến cho khách hàng trả nợ gốc, lãi trước hạn 10 ngày.
Khi các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, chủ trương của Chi nhánh là tìm các biện pháp mềm dẻo nhằm thu hồi các khoản nợ. Riêng đối với các khách hàng không có ý thức trả nợ, trả nợ gốc và lãi vay không đủ, thường xuyên quá hạn mặc dù đã có sự hỗ trợ từ phía Chi nhánh, Chi nhánh sẽ vận động khách hàng tìm cách khắc phục bằng việc tìm các nguồn khác để trả nợ cho ngân hàng, nếu không còn nguồn nào khác thì tự bán tài sản để trả nợ. Trong trường hợp xấu nhất khách hàng không thể trả nợ thì hoàn tất các thủ tục pháp lý để khởi kiện ra toà để xử lý thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Các cuộc thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất các khoản vay tại Chi nhánh: Nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để Chi nhánh nhanh chóng khắc phục để đảm bảo thu hồi vốn. Trong những năm vừa qua, sau các cuộc thanh kiểm tra đều phát hiện được một vài các thiếu sót trong quá trình cho vay HSX NN, từ đó Chi nhánh có thể xử lý được kịp thời, tránh được RRTD, bên cạnh đó còn rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm trong các khoản vay lần sau.
Nâng cao trình độ cán bộ về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp: Trong thời gian vừa qua trong hệ thống Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Buôn Hồ nói riêng đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp làm cho thất thoát vốn của ngân hàng khi cho vay.
Nhìn chung, Chi nhánh đã thực hiện quy trình tín dụng khá chặt chẽ, phân quyền phán quyết rõ ràng, quy định một số điều khoản cụ thể nhằm ngăn ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện quy trình cho vay; báo cáo thẩm định còn mang tính hình thức, việc đánh giá rủi ro của khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của CBTD. Quyết định cho vay chủ yếu thiên
về TSBĐ. Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay còn mang tính hình thức, CBTD không thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về nguồn trả nợ của khách hàng, việc xác minh lại thông tin khách hàng cung cấp còn khó khăn.Vì vậy nếu khi khách hàng gặp khó khăn và xảy ra RRTD, Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ và khả năng xảy ra RRTD là rất cao.
c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra
Biện pháp đảm bảo tín dụng trong cho vay HSX NN cũng được chú trọng. Hiện tại, 95% các khoản vay HSX tại Chi nhánh đều có tài sản đảm bảo, chủ yếu là bất động sản. Chi nhánh chỉ thực hiện cho vay tín chấp đối với những khách hàng có nhân thân, phương án sản xuất tốt, và số vốn vay dưới 60 triệu đồng nhưng khách hàng phải giao giấy chứng nhận quyền sử dụng