Chỉ số phạm vi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 33 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.2. Chỉ số phạm vi

Chỉ số phạm vi (SCI) là một chỉ số tự xây dựng, nó tương tự với các chỉ số đã được chấp nhận trong các nghiên cứu lý thuyết trước. Dựa theo một danh sách các khoản mục, chỉ số được tính bằng cách chia số thông tin hiện hành được công bố. Danh sách này được chọn dựa trên sự hướng dẫn của các chuyên gia và kế hoạch phân loại được đề xuất bởi Robb, Single và Zarzeski (2001). Nơi mà thông tin hiện hành được chia thành 3 nhóm: Bối cảnh phối hợp, môi trường và các chiến lược. 3 loại này được đưa vào để đạt đến một chỉ số phức tạp hơn: thông tin liên quan đến chính sách cổ tức, các vấn đề về đầu tư và tổ chức. Kể từ đây, sáu loại thông tin hiện hành sẽ được xem xét.

+ Môi trường (các văn bản luật, điều kiện tự nhiên, hệ thống kinh tế, v.v..) + Sự phát triển của công ty (vị trí trong thị trường, thu nhập của công ty). + Mục tiêu, chiến lược và chính sách kinh doanh.

+ Thông tin về đầu tư trong tương lai. + Tổ chức và cấu trúc hợp nhất.

Ngoài ra, giá trị cao hơn bổ nhiệm cho những thông tin định lượng hơn là những thông tin chỉ mang tính chất tường thuật, theo giả thiết rằng các thông tin định lượng rõ ràng hơn những thông tin chỉ mang tính định tính. Thủ tục này tương đồng với các nghiên cứu trước (Botosan, 1997). Những thông tin định lượng dường như đưa đến một trách nhiệm pháp lý lớn hơn và do đó tạo ra sự tăng lên trong chi phí thuộc về thương hiệu (Bhroirai, 1997). Những thông tin định lượng dường như đưa đến một trách nhiệm pháp lý lớn hơn và do đó tạo sự tăng lên trong chi phí thuộc về thương hiệu (Bhrojraj, 1999). Những thông tin chỉ mang tính tường thuật thường dễ bị điều chỉnh, bóp méo hơn (Balata & Breton, 2005). Tuy nhiên, chỉ số phạm vi không phải là một chỉ số được cân đo; tầm quan trọng của mỗi thành tố là như nhau. Sự chấm câu cho mỗi mục thông tin từ 0 – nếu không phải thông tin hiện hành,

0,5 nếu thông tin mang tính tường thuật và 1 nếu thông tin định lượng (bảng dưới). _ _ _ os _ _ of _ _ i i No items company SCI

Total p sible no items company

Mục thông tin Không công bố Thông tin tường thuật Thông tin định lượng Môi trường Sự phát triển

Mục tiêu, chiến lược, chính sách kinh doanh.

Thông tin về chính sách cổ tức. Thông tin về đầu tư tương lai Tổ chức và cấu trúc hợp nhất 0 0 0 0 0 0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất 6

Chỉ số này tương tự đô bao phủ (CPV) của chỉ số Beretta và Bozzolan (2005). Tuy nhiên có một sự khác nhau nổi bật: nó không chỉ đo lường độ bao phủ. Một công ty công bố thông tin ở tất cả các mục nhưng không phải thông tin định lượng thì nó sẽ có giá trị tối đa trên phương diện độ bao phủ (COV) nhưng chỉ đạt một nửa số điểm ở chỉ số phạm vi (SCI). Ngoài ra, cách phân loại thông tin không hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, thiết kế khá tương tự, giống như hầu hết các chỉ số được nghiên cứu trước đó, kết quả là một sự đồng thuận trong đo lường thông tin được mong đợi.

1.5.3. Chỉ số số lượng

Chỉ số số lượng (QNI) được thiết kế để đo lường số lượng thông tin được công bố bởi công ty, nhắm vào chỉ số đơn vị (số câu) thông tin hiện hành. Từng câu thông tin sẽ được xem xét. Nó là một chỉ số đơn giản chỉ nắm bắt số lượng tuyệt đối của công bố. Chỉ số này được tiêu chuẩn hóa để làm cho nó liên quan với mẫu (ví dụ), được tính như sau:

1 ( min) / ( ax min) 2 i QNIfliM  Với:

-Fii là số câu thông tin được công bố bởi công ty i.

-Max là số câu lớn nhất của thông tin hiện hành được công bố trong mẫu.

-Min là số câu ít nhất của thông tin hiện hành được công bố trong mẫu. -Chỉ số số lượng cũng được xếp từ 0 đến 1.

Đó là những phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin cả về số lượng và chất lượng mà tác giả đã tham khảo. Nhưng trong luận văn tác giả chỉ đề cập cũng như sử dụng chỉ số đo lường công bố thông tin về lượng.

Vì vậy, chúng ta chọn cách ghi nhận theo phương pháp tiếp cận không lượng hóa để tính chỉ số công bố thông tin. Trong trường hợp này, điều quan trọng là công bố tư liệu có công bố thông tin trên báo cáo tài chính hay không. Nếu mục thông tin được công bố, giá trị 1 sẽ được mã hóa cho dữ liệu, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0. Như vậy, chỉ số công bố thông tin của công ty sẽ được tính như sau:

ij 1 nj i j j d I n    Với:

- Ij: chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0Ij1;

- D=1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin I không được công bố.

- n = số lượng mục thông tin mà công ty có thể công bố.

Điều quan trọng ở đây là các mục thông tin tham gia vào việc tính chỉ số công bố trên giác độ bình đẳng như nhau để tính ra giá trị trung bình. Các mục thông tin được chỉ ra ở phụ lục 1-các chỉ mục công bố thông tin.

1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)