Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 81 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình

Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến độc lập

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

SUB 16 0 7 2.38 2.217 ROA 16 .16% 1.97% .93765% .556051% AGE 16 19 57 25.62 11.319 ID 16 0 .272727 .129694 .076418 SIZE 16 19251 503530 176586 154308.906 CAR 16 9.04% 22.6% 12.854% 3.293% NPA 16 1.32% 8.8% 3.3% 2.195% Valid N (listwise) 16

Qua bảng thống kế mô tả các biến độc lập, khả năng sinh lời của các NHTM trong mẫu nghiên cứu đạt trung bình 0.94%, chỉ số này giữa các NHTM chênh lệch rất lớn, ngân hàng có mức khả năng sinh lời cao nhất là

1.97% (Ngân hàng Quân Đội), nhưng ngược lại ngân hàng có khả năng sinh lời thấp nhất là 0.16% (Ngân hàng Bắc Á). Về số lượng công ty con nắm giữ, 4 ngân hàng không có công ty con là Hdbank, Oceanbank, Pgbank, Sacombank còn ngân hàng nắm giữ nhiều công ty con nhất là Vietinbank (7 công ty con). Quy mô tài sản các ngân hàng đạt trung bình hơn 176586 tỷ đồng trong đó Pgbank có quy mô nhỏ nhất (19251 ty đồng) còn Vietinbank có quy mô lớn nhất (503530 tỷ đồng). Hệ số CAR, NPA cũng có sự dao động khá lớn. Hệ số CAR đạt trung bình 12.85% trong khi đó mức trung bình của NPA là 3.3%. Về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, 3 ngân hàng không có thành viên độc lập là BIDV, Hdbank, MB, ngân hàng có tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT cao nhất là ACB (0.27). Kết quả cũng cho thấy thời gian hoạt động trung bình của các NHTM là 25.62 năm.

3.2.2 Phân tích tương quan các biến trong mô hình

Bảng 3.4. Ma trận tương quan giữa các biến

DISC L LnSIZ E ROA SUB lnCA R lnNP A AGE ID LnFasse t DISCL Correlatio n Coefficien t 1.000 LnSIZE Correlatio n Coefficien t .637** 1.000 ROA Correlatio n Coefficien t .288 .144 1.00 0 SUB Correlatio n Coefficien t .690** .821** .257 1.00 0 lnCAR Correlatio n Coefficien t -.410 -.250 .319 -.191 1.000 lnNPA Correlatio n Coefficien t -.108 -.497 -.174 -.211 .085 1.000

AGE Correlatio n Coefficien t -.014 .491 .061 .257 -.122 -.419 1.00 0 ID Correlatio n Coefficien t -.103 -.262 - .508* -.241 .027 .259 -.316 1.00 0 LnFasse t Correlatio n Coefficien t .221 .253 .405 .109 .138 -.056 .220 -.096 1.000

Bảng 3.4 cho thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả chỉ ra mức độ tương quan giữa biến SUB và LnSIZE cao nhất là 0.821. Tương tự mức độ tương quan giữa biến DISCL và SUB 0.69, giữa biến DISCl và LnSIZE 0.637.

3.2.3. Kết quả phân tích đơn biến

Tác giả dùng kiểm định phi tham số Mann-Whitney với hai biến không thỏa mãn điều kiện phân phối chuẩn là AGE và ID.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích đơn biến

GROUPING VARIABLE FOR MANN-WHITNEY TEST Tên DISCL Rank _DISCL AGE Rank _AGE ID Rank_ID ACB 0.788 8 21 8 0.273 16 BacAbank 0.679 4 19 1 0.2 13 BIDV 0.827 13 57 16 0 1 DongA 0.788 7 22 9 0.125 4 Hdbank 0.622 1 24 12 0 5

Maritime 0.795 9 23 11 0.2 2 MB 0.859 16 19 2 0 14 Oceanbank 0.667 3 20 4 0.167 3 PGbank 0.66 2 20 3 0.125 12 Sacombank 0.795 10 22 10 0.143 6 SHB 0.846 15 20 5 0.143 10 Techcombank 0.801 12 20 6 0.125 11 VCB 0.718 6 51 15 0.125 7 Vpbank 0.801 11 21 7 0.2 8 VTB 0.84 14 26 14 0.125 15 Eximbank 0.705 5 25 13 0.125 9 MANN-WHITNEY U 0 0 Signif.@p 0.317 0.317 Signif.@p<0.05? Not signif Not signif

(Để kiểm tra liệu có sự khác biệt đáng kể chỉ số công bố thông tin giữa nhóm biến (Grouping variable) có giá trị cao và nhóm biến có giá trị thấp. Các nhóm biến đã được xếp hạng (rank) và mẫu được chia thành hai danh mục dựa trên giá trị trung bình của biến nhóm (grouping variable). Sử dụng kiểm định phi Mann-Whitney U để kiểm định giả thuyết dựa trên quy mô mẫu cho sẵn)

Từ bảng trên ta thấy với cả hai trường hợp kiểm định mối quan hệ giữa biến AGE với biến DISCL (Mức độ công bố thông tin), kiểm định mối quan hệ giữa biến ID với biến DISCL đều có mức ý nghĩa là 0.317 > 0.05 nên kết quả chỉ ra rằng không tìm thấy mối quan hệ giữa các biến giải thích với biến

chỉ số CBTT.

3.2.4. Phân tích hồi quy bội giữa chỉ số công bố thông tin với các nhân tố ảnh hưởng

Mối quan hệ giữa chỉ số CBTT và các nhân tố ảnh hưởng được thể hiện qua mô hình hồi quy sau:

Bảng 3.6: Các tham số thống kê trong mô hình

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .163 .202 .809 .432 LogSIZE .051 .017 .621 2.968 .010 a. Dependent Variable: DISCL ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .033 1 .033 8.810 .010a Residual .052 14 .004 Total .084 15

a. Predictors: (Constant), LogSIZE b. Dependent Variable: DISCL

Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .621a .386 .342 .060847 .386 8.810 1 14 .010 a. Predictors: (Constant), LogSIZE

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 chọn phương pháp stepwise, mô hình sử dụng để diễn giải kết quả là mô hình 1.

Kết quả cho thấy trong mô hình trên, biến lnSIZE có ý nghĩa về mặt thống kê thông qua việc xem xét t, mức quan sát Sig. cùng với hệ số hồi quy Beta. Hệ số Beta của biến lnSIZE mang dấu dương. Điều này có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa biến lnSIZE với chỉ số CBTT.

Từ kết quả trên ta thấy giá trị Sig. của biến lnSIZE là 0.01 nhở hơn 0.05. Do đó có thể khẳng định biến số này có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

Kết quả phân tích cho thấy hệ số xác định 2

R = 0.386. Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là trung bình (0< 2

R <0.5). Hay nói cách khác là biến lnSIZE giải thích được 38.6% mức độ CBTT của doanh nghiệp. Kết quả này nhìn chung là thấp so với các nghiên cứu về CBTT trong lĩnh vực ngân hàng trước đây. Nghiên cứu của Mohammed Hossain (2008, trang 659-680) hệ số 2

R = 0.538; kết quả nghiên cứu của Raoudha Dhouibi (2013) có 2

R = 0.661; 2

R = 0.512 và 2

R = 0.8615 lần lượt là kết nghiên cứu của Jameel và cộng sự (2013), và Abdallah AL-Mahdy M.D Hawashe (2014). Tuy nhiên nếu so với kết quả nghiên cứu CBTT của các doanh nghiệp niêm yết ngoài ngành ngân hàng thì kết quả này cao hơn đáng kể. Trong nghiên cứu của Phạm thị Bích Vân (Tạp chí ngân hàng 2012, trang 39-47) hệ số 2

R =

0.144. Nghiên cứu của Phạm thị Thu Đông (Tạp chí khoa học kinh tế 2013, trang 63-70) hệ số 2

R = 0.257. Kết quả nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998, trang 619) có 2

R = 0.345 hay kết quả nghiên cứu của Waton và cộng sự (2002, trang 289-313) hệ số 2

R = 0.23.

Ngoài ra, đây không phải là nghiên cứu duy nhất mà kết quả chỉ cho thấy 1 nhân tố ảnh hưởng. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả một nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Singhvi và Desai (1971) tìm ra nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ CBTT là tình trạng niêm yết của công ty; McNally và cộng sự (1982), kết quả chỉ đưa ra biến quy mô doanh nghiệp ảnh

hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện; Cooke (1989b), chỉ tìm ra được biến tình trạng niêm yết có ý nghĩa thống kê trong các biến đưa vào; hay trường hợp của Chau và Gray (2002), biến cấu trúc sở hữu là biến duy nhất ảnh hưởng đến mức đô CBTT;

Mô hình nhân tố ảnh hưởng được biểu diễn như sau: DISCL = 0.163 + 0.051lnSIZE

Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:

Bảng 3.7: Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại

STT Nhân tố Biến Giả thuyết Kết quả

nghiên cứu

1 Quy mô ngân hàng SIZE + + 2 Thời gian hoạt động AGE + K 3 Khả năng sinh lợi ROA + K 4 Tính phức tạp của ngân hàng SUB + K 5 Tài sản cố định FIX_ASSET - K 6 Thành phần HĐQT ID + K 7 Kỷ luật thị trường CAR - K

NPA - K

Trong đó (+): cùng chiều; (-) ngược chiều; (K) không ảnh hưởng.

a) Quy mô tài sản: Kết quả từ mô hình hồi quy chỉ ra rằng biến quy mô tài sản (đo lường bằng logarit tổng tài sản) là biến thuộc về đặc điểm doanh nghiệp quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Kết quả này phù hợp với nhiều lý thuyết và nghiên cứu như Singhvi và Desai, 1971; Kahl và Belkaoui, 1981; Cooke 1989a, 1992; Ahmed và Nicholls, 1994; Wallace và cộng sự, 1994; Craig và Diga, 1998; Hossain, 2000; Hossain, 2001; James và cộng sự, 2014; Phạm thị Bích Vân, 2012. Tuy nhiến, kết quả trên ngược với kết quả của tác giả Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010), Lê thị Trúc Loan

(2012), Hossain (2008) và Agyei-Mensah (2012).

b) Thời gian hoạt động: thời gian hoạt động không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Kết quả này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998, 2005); Kakani và cộng sự (2001) nhưng phù hợp với kết quả của Akhataruddin (2005), Hossain và Reaz (2007), Hossain (2008), Galani và cộng sự (2011). Kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin không chịu ảnh hưởng bởi thời gian hoạt động của ngân hàng hay số năm kinh doanh của ngân hàng.

c) Khả năng sinh lợi: không ảnh hưởng đến mức độ CBTT của NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hossain và Taylor (2007), Rouf (2010), Raoudha Dhouibi (2013), Lê thị Trúc Loan (2012), nhưng ngược với kết quả của Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010), Agyei-Mensah (2012).

d) Tính phức tạp của ngân hàng: không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Kết quả này là bằng chứng cho thấy dù cho ngân hàng có công ty con ở trong nước hay nước ngoài đều không thể kết luận rằng ngân hàng đó công bố thông tin nhiều hơn ngân hàng không có công ty con.

e) Tài sản cố định: Giả thuyết về tồn tại mối quan hệ giữa biến này với mức độ CBTT cũng bị bác bỏ.

f) Thành phần HĐQT: không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Chen và Jaggi (2000), Hossain (2008), Jameel và cộng sự (2013). Nguyên nhân được lý giải có thể là do tồn tại mối quan hệ ràng buộc nhất định giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập với công ty và điều đó làm giảm sự độc lập của họ ở một số quốc gia (Tengamnuay và Stapleton, 2008). Thực ra trước đây đã có một số các nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu trong các quốc gia đang phát triển cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Hannifa và Cooke (2002), Ho và Wong (2001) . g) Kỷ luật thị trường: không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Kết quả

này trái với nghiên cứu của Hossain (2008), Jameel và cộng sự (2013). Nguyên nhân có thể là do việc lựa chọn biến CAR và NPA đại diện cho kỷ luật thị trường không phù hợp trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt khi mà số liệu nợ xấu công bố còn thiếu minh bạch, hay cách tính toán các chỉ số còn chưa chính xác theo chuẩn mực quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại vẫn chưa đầy đủ. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin như quy mô ngân hàng, thời gian hoạt động, khả năng sinh lợi, tính phức tạp của doanh nghiệp, tài sản cố định, thành phần Hội đồng quản trị, kỷ luật thị trường, nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp? Qua kết quả nghiên cứu 16 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thì có một nhân tố quy mô tài sản ngân hàng ảnh hưởng thuận chiều với mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này, chương 4 tiếp theo sẽ đưa ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Luận văn chỉ ra rằng thực trạng CBTT của các NHTM ở mức độ chưa đầy đủ chi tiết, làm ảnh hưởng đến tính minh bạch gây khó khăn cho người sử dụng thông tin và cho việc giám sát của Nhà nước. Kết quả cũng cho thấy rằng việc CBTT của NHTM chịu ảnh hưởng bởi nhân tố: quy mô đo lường bằng tổng tài sản của ngân hàng. Từ đó luận văn đưa ra những gợi ý chính sách nhằm nâng cao mức độ CBTT như sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)