TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 96 - 124)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.6. TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN

NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Kỷ luật thị trường chính là nhấn mạnh sự công khai minh bạch thông tin kinh doanh của các NHTM, cho phép người tham gia thị trường đánh giá các thông tin chủ chốt, đánh giá độ rủi ro của các NHTM. Kỷ luật thị trường có thể góp phần cho môi trường hoạt động NH an toàn và lành mạnh, các tổ chức giám sát NH có thể yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin cho thị trường, điều này giúp cho các chủ thể liên quan giám sát hoạt động NHTM – một yếu tố cấu thành của hệ thống giám sát NH (Hệ thống giám sát ngân hàng gồm yếu tố cấu thành sau: cơ quan giám sát của nhà nước, cơ chế kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, kỷ luật thị trường, cơ chế hợp tác giám sát quốc tế; và các thành phần khác như: tổ chức bảo hiểm tiền gởi, hội ngành tài chính NH, các tổ chức đánh giá tín nhiệm,... Ví dụ như, nếu những người có lợi ích liên quan cho rằng rủi ro kinh doanh của một NHTM khá cao, người gởi tiền và người nắm giữ trái phiếu NH đó sẽ yêu cầu NH trả lãi suất tiền gởi cao hơn hay là sẽ rút tiền gởi ra khỏi NH đó, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và năng lực cạnh tranh của NH. Ở tình huống thông thường, khi kỷ luật thị trường tồn tại người gởi tiền yêu cầu NH có độ rủi ro cao sẽ phải chi trả tiền lãi cao, nếu không thì người gởi tiền sẽ rút tiền gởi của mình từ NH có độ rủi ro cao chuyển sang NH có độ rủi ro thấp.

Việc không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin và kỷ luật thị trường có thể xuất phát từ tính chính xác của các biến được chọn là

đại diện cho kỷ luật thị trường như NPA và CAR. Biến NPA phản ánh tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên thực tế hiện nay là con số nợ xấu ngân hàng công bố không đáng tin cậy cũng như cách tính toán nợ xấu không theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra yếu tố không thể thiếu là vấn đề sở hữu chéo vốn đã tồn tại lâu năm tại các ngân hàng. Sở hữu chéo có thể làm công tác phân loại nợ bị sai lệch, cụ thể ngân hàng A có thể giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (A có sở hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo. Ngoài ra sở hữu chéo còn khiến việc đánh giá nguồn lực của NHTM thiếu chính xác. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại. Hoạt động đi vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã được nâng cấp với số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó có thể có phần của sở hữu chéo giữa các NHTM, doanh nghiệp, công ty đầu tư. Thế nhưng phần nhiều các chỉ số phản ánh phản ánh rủi ro của hệ thống ngân hàng (gồm cả hệ số CAR) lại được tính dựa vào số vốn ảo này. Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính

Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động niêm yết các ngân hàng trên thị trường chứng khoán, qua đó buộc các ngân hàng phải công khai các giao dịch, cơ cấu sở hữu qua đó loại bỏ vấn đề sở hữu chéo. Ngân hàng nhà nước cần minh bạch hơn trong công khai số liệu nợ xấu của các NHTM. Ngoài ra các NHTM cần nhanh chóng áp dụng các chuẩn mức kế toán quốc tế để đảm bảo tính chính xác của các số liệu phản ánh tình hình hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các NHTM cho thấy mức độ CBTT của các NHTM chưa đầy đủ. Kết quả cho thấy nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của NHTM là nhân tố thuộc về đặc điểm bên trong của NHTM: Quy mô tài sản. Mức độ CBTT của các NHTM đạt 76.19%, hay nói cách khác có hơn 23% thông tin không được công bố. Điều này cũng có nghĩa thông tin chưa được công bố đầy đủ, chính vì sự không đầy đủ nên ảnh hưởng đến sự minh bạch và chất lượng của thông tin được công bố. Thiếu minh bạch sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông, nhà đầu tư, những đối tượng sử dụng thông tin. Chỉ cần ngân hàng CBTT không đầy đủ, kịp thời có thể làm cho nhà đầu tư bị thiệt hại, bởi nhận định sai lệch về triển vọng ngân hàng, từ đó đưa ra những quyết định không chính xác, dẫn đến việc đầu tư của họ kém an toàn, hiệu quả.

Việc ngân hàng thiếu minh bạch trong CBTT làm cho nhà đầu tư mất lòng tin vào ngân hàng. Xét về lâu dài, việc vi phạm CBTT có thể ảnh hưởng đến lòng tin giới đầu tư, làm giảm độ hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

Hiện tượng không công bố đầy đủ các biểu mẫu báo cáo thường là bảng thuyết minh báo cáo tài chính dạng chọn lọc không đầy đủ, điều này gián tiếp đưa những sản phẩm xấu vào thị trường.

Việc không đảm bảo chất lượng CBTT trong BCTC có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó chính là xuất phát từ nền văn hóa công ty tồn tại từ thời bao cấp, do thực chất ngân hàng cũng không có thay đổi đáng kể từ khi cổ phần hóa ngân hàng sở hữu nhà nước và niêm yết trên thị trường chúng khoán. Ngoài ra, vấn đề sở hữu chéo trong toàn hệ thống ngân hàng cũng là nguyên nhân tác động chất lượng thông tin BCTC.

Hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu, làm đẹp BCTC vẫn là hiện tượng tồn tại trong các NHTM hiện nay.

Để thị trường phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng chưa niêm yết cần thực hiện nghiêm túc việc CBTT một cách đầy đủ, minh bạch.

Về chính bản thân các ngân hàng việc lập và CBTT trong BCTC phải thực hiện đúng nguyên tắc các chuẩn mực, quy trình và tuân theo quy định của nhà nước, đảm bảo số liệu trung thực, chính xác.

Về phía cơ quan nhà nước, cũng cần tăng cường hơn nữa việc thanh tra, giám sát, áp dụng chế tài xử lý nghiêm những trường hợp NHTM niêm yết, thậm chí chưa niêm yết, vi phạm CBTT.

2.Hạn chế của đề tài

Với kết quả mô hình nghiên cứu trên, hệ số xác định 2

R =0.386 điều này cũng đồng nghĩa 1- 2

R = 0.614 được giải thích bởi các nhân tố không được đưa vào mô hình nghiên cứu và đây cũng là một trong những hạn chế của nghiên cứu.

Nghiên cứu này chưa xem xét toàn bộ ảnh hưởng của các đặc điểm bên trong ngân hàng và đặc biệt là các nhân tố thuộc về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng.

Một trong những hạn chế của việc thu thập và xử lý số liệu của đề tài là việc tính toán các số liệu tài chính của ngân hàng được xây dựng hoàn toàn từ BCTC của ngân hàng một cách chủ quan. Hơn nữa, việc tính toán chỉ số CBTT chưa được chính xác tuyệt đối, vì hệ thống BCTC Việt Nam quy định và trình bày chưa rõ ràng chi tiết. Việc lựa chọn và đưa vào các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các NHTM không phải là một điều đơn giản. Chính vì điều này nên mô hình nghiên cứu có độ phù hợp không cao. Nghiên cứu tiếp theo nên đưa thêm các biến vào mô hình để xem xét ảnh hưởng của của các biến mới đến mức độ CBTT.

Chỉ số CBTT mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định lượng về số lượng thông tin công bố, nghiên cứu tiếp theo nên đo lường phạm vi, chất lượng thông tin công bố, bằng các phương pháp định lượng kết hợp với định tính trong nghiên cứu.

Một hạn chế tiếp theo là số lượng các ngân hàng cung cấp đủ bộ tài chính còn hạn chế, phần nhiều ngân hàng thiếu đi thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm thậm chí có ngân hàng còn không công bố thông tin trong một thời gian dài, trước thực tế đó đòi hỏi giải pháp từ cơ quan quản lý để buộc các ngân hàng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời như là ban hành các văn bản luật, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ trong công bố thông tin và quan trọng nhất là có những biện pháp thúc ép các ngân hàng phải niêm yết để tạo minh bạch cho thị trường. Khi số lượng ngân hàng niêm yết, ngân hàng công bố đầy đủ BCTC gia tăng có thể thực hiện nghiên cứu một cách chính xác hơn, đồng thời kết hợp với việc đưa thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng để phát hiện thêm các yếu tố ảnh hưởng đặc thù.

Việc chỉ nghiên cứu dựa trên công bố thông tin bắt buộc của các báo cáo tài chính cũng phần nào phản ánh hạn chế. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng sang xây dựng các chỉ số công bố thông tin trên báo cáo thường niên vì loại báo cáo này chứa rất nhiều thông tin quan trọng về doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng như thông tin về rủi ro, về cơ cấu quản trị, v.v…

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, và toàn diện hơn, khắc phục những hạn chế trên để hoàn thiện nghiên cứu về đề tài này trong tương lai.

Do đề tài còn mới, tác giả chưa có nhiều tài liệu tham khảo, thời gian nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm góp ý, phê bình của thầy cô cùng các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bộ tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn các chuẩn mực, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[9] Phạm thị Thu Đông (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chín của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chúng khoán Hà Nội, tạp chí khoa học kinh tế số 3 (03). [5] Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh (2012), Giáo trình môn phương

pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[3] Lê thị Trúc Loan (2012), Bàn về mối quan hệ giữa một số nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trang 119-127.

[6] Luật chứng khoán số 70/2006/QH11, Luật chứng khoán sửa đổi số 62/2010/QH11. Thông tư 52/2012/TT-BTC.

[7] Ngân hàng Nhà nước (2007), Chế độ kế toán các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, QĐ 16/2007/QĐ-NHNN.

[2] Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trang 210-216.

[4] Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng, Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu , Tap chí kinh tế số 218 (2008).

[8] Phạm thị Bích Vân, Nghiên cứu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, tạp chí ngân hàng số 15 - tháng 8/2012.

Tiếng Anh:

[11]Abdallah AL-Mahdy M.D Hawashe (2014), "An Evaluation of Voluntary disclosure in the annual reports of commercial banks: Empirical evidence from Libya", Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements of the Degree of Doctor of Philosophy, Jan 2014.

[12] Ahmed, K., and Nicholls, D.(1994), "The Impact of Non-financial Company Characteristic on Mandatory Compliance in Developing Countries: The case of Bangladesh", the International Journal of Accouting, 29 (1),60-77.

[13] Akhtaruddin, M. (2005), "Corporate Mandatory Disclosure Practices in Bangladesh', International Journal of Accounting, 40, 399-422.

[14] Alim al Ayub Ahmed, (2009) "An empirical analysis of performance measurement of the disclosure on financial reporting: a study of banking sector in Bangladesh".

[15] Baumann, U., and Nier, E, (2003), "Market Discipline, Disclosure and Moral Hazard in Banking, bank of England Working Paper.

[16] Berger, A. (1991). Market discipline in Banking, In Proceedings of a Conference on Bank Structure and Competition, Federal Reserve Bank of Chicago, 419-437.

[17] Buzby, S.L. (1974), "Selected Items of Information and Their Disclosure in Annual Reports", The Accounting Review, July, 423-435.

[18] Cerf, A.R. (1961). Corporate Reporting and Investment Decision. Berkeley, University of California Press.

[19] Chipalkatti, N.(2002).,"Market Microstructure Effects of the Transparency of India Banks", National Stock Exchange, India Working Paper, No.17.

[20] Cooke, T.E (1989a). Disclosure in the Corporate Annual Reports of Swedish Companies. Accounting and Business Research, 19(74), 113-124.

[21] Cooke, T.E (1989b). Voluntary Corporate Disclosure by Swedish Companies. Journal of International Financial Management and Accounting, 1(2), 171-195.

[22] Cordella, T., and Yeyati, E.L (1998), "Public Disclosure and Bank Failures". IMF Staff Papers, 45, 110-131.

[23] Craig, R., and Diga, J. (1998), "Corporate Accounting Disclosure in ASEAN", Journal of International Financial Management and Accounting, 9(3), 247-273.

[24] Diamond, D.W, (1995). Optimal release of Information by Firms, Journal of Finance, 40(4), 1071-1094.

[25] Flannery, M.J.(2001), "The Faces of Market Discipline", Journal of Financial Services Research, 20(2-3), 107-119.

[26] Flannery, M.J.et al (2004), "Market Evidence on the Opaqueness of Banking Firms", Assets. Journal of Financial Economics, 71(3), 419-460.

[27] Frolov, M.(2004). Why Do We Need Mandated Rules of Public Disclosure for Banks? Kumarp Discussion Paper Series, DP2004-010, Keio University, Japan.

[28] Hossain, (2001). The Disclosure of Information in the Annual Reports of Financial Companies in Developing Countries: the Case of Bangladesh, Unpublished Mphil thesis, The University of Manchester, UK.

[29] Hossain, (2008) "The Extent of Disclosure in Annual Reports of Banking Companies: The Case of Indian". European Journal of Scientific Research ISSN 1450-216X Vol.23 No.4 (2008), pp.659-680.

[30] Hossain, M., Tan, L.M, and Adams, M. (1994). Voluntary Disclosure in an Emergencing Capital Market: Some Empirical Evidence from Companies Listed on the Kuala Lumpur Stock Exchange. The International Journal of Accounting 29, 344-351.

[31] Jameel et al (2013), "The Empirical Investigation of the Extent Disclosure in Annual Reports of Banking Sector in Sri Lanka, PNCTM; VOL.2, JAN 2013.

[32] Jensen. M.C., et al (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3, 303-360..

[33] Kahl, A. and Belkaoui A. (1981). Bank Annual Report Disclosure Adequacy Internationally. Accounting and Bussiness Research, Summer, 189-196.

[34] Kakani et al.(2001). Determinants of Financial Performance of Indian Corporate Sector in the Post-liberalization Era: An Exploratory Study. National Stock Exchange Initiative, Research Paper No.5.

[35.] Marie Chavent, Yuan Ding, Linghui Fu, Hervé Stolowy and Huiwen Wang, Disclosure and Determinants Studies: An Extension Using the Divisive Clustering Method (DIV), European Accounting Review Vol.15, No.2, 181-218, 2006.

[36] Owusu-Ansah, S (1998). The Impact of Corporate Attributes on the Extent of Mandatory Disclosure and Reporting by Listed Companies in Zimbawe. International Journal of Accounting, 33(5), 605-631. [37] Russel Craig and Joselito Diga, (1998) "Corporate Accounting

Disclosure in ASEAN", Journal of International Financial Management and Accounting 9:3 1998.

[38] Singvi, S. S., and Desai, H.B. (1971). An Empirical Analysis of Quality of Corporate Financial Disclosure. The Accounting Review, Jan, 129-138. [39] Verrecchia, R.E. (2001). Essay on Disclosure. Journal of Accounting and

Economics, 32, 97-180.

[40] Weibash, M.S (1988). Outside Directors and CEO Turnover. Journal of Financial Economics, 20(2) 431-460.

PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐƯỢC CHỌN MẪU

STT Tên viết tắt Tên Ngân hàng Ngày thành lập

1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 24/4/1993 2 BAC A BANK Ngân hàng TMCP Bắc Á 1/9/1994 3 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

26/4/1957

4 DongA Bank Ngân hàng TMCP Đông Á 1/7/1992 5 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh

11/02/1989

6 Maritime Bank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

12/07/1991

7 MB Ngân hàng TMCP Quân đội 4/11/1994 8 Ocean Bank Ngân hàng TMCP Đại Dương 30/12/1993 9 PG Bank Ngân hàng TMCP xăng dầu

Petrolimex

13/11/1993

10 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

21/12/1991

11 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

13/11/1993

12 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

27/09/1993

13 Vietcombank Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam

30/10/1962

14 VP Bank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

12/08/1993

15 VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

26/03/1988

16 Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

TT Khoản mục Tham chiếu

I ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1 Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị TM-I-1 2 Hình thức sở hữu vốn TM-I-2 3 Thành phần Hội đồng quản trị (Tên chức danh từng người) TM-I-3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 96 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)