6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho rằng mức độ CBTT của doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã vận dụng những lý
thuyết công bố thông tin với những lập luận khác nhau để lý giải cho sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT nói chung và CBTT trong BCTC nói riêng.
Đã có những nghiên cứu sâu rộng ở các quốc gia đã và đang phát triển nhằm đo lường mức độ CBTT của các công ty tài chính và phi tài chính (Chẳng hạn, Cerf, 1961; Singhvi và Desai 1971, Buzby, 1974; Kahl và Belkaoui, 1981; Marston, 1986; Wallace, 1987; Cooke, 1989a, 1989b, 1991, 1992, 1993; Malone và cộng sự., 1993; Hossain và cộng sự, 1994; Wallace và Naser, 1995; Inchausti, 1997l; Craig và Diga, 1998; Hossain, 2000; Hossain, 2001; Haniffa và Cooke, 2002; Akhtaruddin, 2005) những nghiên cứu này cũng đã lập luận và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT: các yếu tố liên quan đến cấu trúc doanh nghiệp như là quy mô, đòn bẩy, tỷ lệ sở hữu … các yếu tố liên quan đến hiệu quả của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán. Các yếu tố liên quan đến thị trường là lĩnh vực hoạt động, cấu trúc sở hữu, chất lượng kiểm toán, thị trường niêm yết.
a. Quy mô doanh nghiệp
Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và một số nghiên cứu cho rằng các công doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ CBTT nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ. Có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mô lớn chó nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, doanh thu thuần, tổng nguồn vốn hay số lao động của doanh nghiệp. Trong một số nghiên cứu xuyên quốc gia, đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa các điểm về vốn hóa thị trường và mức độ công bố thông tin.
b. Khả năng sinh lời
Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao muốn phân biệt mình với các công ty có lợi nhuận thấp, thông qua tín hiệu, giúp họ tăng giá trị cổ phiếu và thu hút các nhà đầu tư. Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp (Khanna & Srinivasan, 2004). Các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuận. Ngược lại vẫn có những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.cũng có xu hướng CBTT nhiều hơn để giửi thích tại sao tình hình hoạt động của họ lại như vậy.
c. Tài sản cố định
Các doanh nghiệp có giá trị TSCĐ cao, hiệu quả sử dụng tài sản cao thì mức độ CBTT nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị TSCĐ và mức độ CBTT. Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng doanh nghiệp có nhiều tài sản cầm cố không có nhu cầu CBTT tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu TSCĐ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu CBTT cho nên có thể có mối liên hẹ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ CBTT.
d. Thời gian hoạt động
Có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thì việc CBTT của doanh nghiệp đó nhiều hơn, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu thì việc lập, trình bày BCTC theo thời gian sẽ được cải thiện hơn vì vậy có thể công bố nhiều thông tin hơn doanh nghiệp mới hoạt động. Owusu-Ansah (1998) đã chứng minh rằng thời gian hoạt động của
doanh nghiệp tác động tích cực đến mức độ CBTT, Owusu – Ansah và Yeho (2005) và Al shamari và cộng sự (2007) cũng đã có kết quả tương tự.
e. Tính phức tạp của doanh nghiệp
Haniffa và Cook (2002) tranh luận rằng cấu trúc phức tạp có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Sự phức tạp đòi hỏi công ty có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả phục vụ mục đích giám sát (Courtis, 1978; Cooke, 1989a) và tính sẵn có của hệ thống như vậy giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị thông tin, qua đó kỳ vọng CBTT cao hơn.
f. Thành phần hội đồng quản trị
Theo Hossain (2001) và Hossain (2008), thành phần HĐQT của công ty có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Khi có thành viên độc lập không điều hành trong HĐQT, điều này sẽ dẫn đến sự giám sát và kiểm soát lớn hơn việc thực thi và hành động của quản lý (Fama và Jensen, 1983). Kết quả là sẽ có thêm sự xem xét của quản trị trên mọi lĩnh vực của công ty và do đó, CBTT cũng tăng theo.
g. Kỷ luật thị trường
Trong những năm gần đây, chủ đề kỷ luật thị trường trong ngân hàng đã thu hút những chú ý đáng kể (Nier và Baumann, 2003; Ghost và Das, 2000). Kỷ luật thị trường được định nghĩa là một chương trình khuyến khích dựa vào thị trường trong đó các nhà đầu tư trong công nợ ngân hàng, như là những khoản nợ trực thuộc hay những khoản tiền gửi không được bảo hiểm, trừng phạt ngân hàng có rủi ro cao bằng cách yêu cầu mức lợi tức cao hơn trên các khoản công nợ phải trả (Nier và Baumann, 2003). Kỷ luật thị trường trong lĩnh vực ngân hàng có thể được mô tả là “Một sự giám sát đối tác tư nhân” (Greenspan, 2001). Nhìn chung, việc gia tăng kỷ luật thị trường trong lĩnh vực ngân hàng của một quốc gia có thể mang lại nhiều lợi ích tiềm ẩn. Thứ nhất, việc tăng kỷ luật thị trường có thể giúp giảm động cơ rủi ro đạo đức thông qua
việc trừng phạt các ngân hàng có mức độ chấp nhận rủi ro cao. Thứ hai, kỷ luật thị trường giúp cải thiện tính hiệu quả của ngân hàng bằng cách gây áp lực đến một số ngân hàng hoạt động tương đối kém hiệu quả và buộc những ngân hàng này lựa chọn giữa việc phải trở nên hiệu quả hơn hoặc là sẽ phải bị đào thải khỏi thị trường (Berger, 1991). Thứ ba, các bằng chúng chỉ ra rằng thị trường đưa ra những dấu hiệu về xếp hạng tín dụng của các công ty tài chính, bằng cách kết hợp giữa thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp với thông tin bên trong được thu thập bởi các thủ tục giám sát, góp phần gia tăng tính hiệu quả của quy trình giám sát tổng thể. Cuối cùng, kỷ luật thị trường cũng có thể bổ sung đánh giá giám sát truyền thống để phân biệt các ngân hàng tốt và ngân hàng yếu kém và do đó, làm giảm chi phí xã hội tổng thể của giám sát ngân hàng (Flannery, 2001). Khi mà Ấn Độ đã có những nỗ lực đáng kể để khuyến khích vai trò của các lực lượng thị trường trong việc quản lý, điều tiết các ngân hàng, các ngân hàng được kỳ vọng trong việc cam kết cung cấp thêm thông tin trong các báo cáo thường niên. Cordella và Yeyati (1998) và Boots và Schmeits (2000), đã chỉ ra hiệu quả cam kết của công bố thông tin ngân hàng. Theo họ, các ngân hàng mà công bố thêm thông tin thì lựa chọn hạ thấp rủi ro vỡ nợ trong trạng thái cân bằng. Ý tưởng ở đây là khi một ngân hàng công bố hồ sơ rủi ro, ngân hàng đó sẽ tự phô bày tới kỷ luật thị trường và do đó, sẽ bị các nhà đầu tư trừng phạt nếu lựa chọn mức rủi ro cao hơn. Hiệu quả này bị mất đi nếu các nhà đầu tư không biết về hồ sơ rủi ro của ngân hàng và yếu nếu lượng thông tin sẵn có cho nhà đầu tư bị giới hạn. Từ thảo luận trên, có thể hiểu rằng các nhà điều tiết ngân hàng đo lường các biến số thuộc về đặc điểm ngân hàng, hay nói cách khác, đo lường mức độ rủi ro ngân hàng thông qua đánh giá CAMEL, phương thức mà nắm bắt những đặc điểm nhất định của kỷ luật thị trường. CAMEL là viết tắt của sự đầy đủ vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), thẩm quyền quản lý (Management Competence), thu nhập và tính thanh khoản (Earnings and
Liquidity), và bao hàm 5 thông số chính của hoạt động ngân hàng1. Hầu hết nghiên cứu (Sinkey 1975; và Espahbodi, 1991) kết luận rằng các đánh giá CAMEL nhìn chung phản ánh tốt sự lành mạnh của các định chế tài chính. Tuy nhiên trong điều kiện dữ liệu CAMEL không được công bố, hai biến thay thế đã được lựa chọn đó là tỷ lệ nợ xấu (NPA) và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Nợ xấu (NPA) được định nghĩa tại Việt Nam là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Các khoản nợ xấu tạo thành gánh nặng đáng kể đối với các các ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng của quốc gia nói chung. Chúng đại diện cho chất lượng nghèo nàn của tài sản có của ngân hàng, cần phải được trích lập dự phòng thông qua sử dụng vốn tự có. Để đảm bảo kết quả kinh doanh tốt của các định chế tài chính không bị gián đoạn, các cơ quan quản lý đã thiết lập mức vốn bắt buộc đối với các định chế này, bằng cách sử dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa quy định này thông qua ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Nếu các ngân hàng có thể duy trì NPA và CAR ở mức độ chấp nhận được, điều này có lẽ phần nào tác động đến mức độ công bố thông tin.
1 Ví dụ, tính đủ vốn được đo lường bởi tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có rủi ro (CRAR). Chất lượng tài sản có là tỷ lệ giữa nợ có khả năng mất vốn trên tổng nợ (GNPA). Tỷ lệ giữa chi phí phi lãi trên trên tổng tài sản (MGNT) phản ánh năng lực quản lý. Thu nhập được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ số phản ánh thanh khoản ngân hàng được tính bằng tỷ lệ giữa số dư tài khoản tiền mặt tại NHNN trên tổng tài
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về công bố thông tin, mức độ công bố thông tin thông qua chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin. Đồng thời luận văn cũng nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin thông qua lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng.
Dựa vào cơ sở lý luận đó tác giả cũng đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của ngân hàng thương mại như là: quy mô ngân hàng, thời gian hoạt động, khả năng sinh lời, tính phức tạp của ngân hàng, tài sản cố định, thành phần Hội đồng quản trị, kỷ luật thị trường.
Từ những nhân tố nêu ra trong chương này là cơ sở tiền đề cho chương 2 tác giả sẽ đi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ